MỚI CẬP NHẬT

Câu bị động kép (Double passive voice), lý thuyết và bài tập

Câu bị động kép là câu/ mệnh đề chứa 2 động từ được chia ở thể bị động. Tìm hiểu cấu trúc, cách dùng câu bị động kép (double passive voice) và bài tập áp dụng.

Câu bị động kép (Double passive voice) là một chủ điểm ngữ pháp nâng cao khiến nhiều bạn học sinh sẽ cảm thấy bối rối và không biết xử lý như thế nào khi gặp dạng bài tập này. Trong bài học ngữ pháp này, học tiếng Anh nhanh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn câu bị động kép là gì, công thức và cách sử dụng cấu trúc bị động kép này vào bài tập một cách dễ hiểu và chi tiết nhất thông qua bài học bên dưới đây nhé!

Câu bị động kép là gì?

Câu bị động kép, ý nghĩa và cách dùng cấu trúc.

Câu bị động kép (Double Passive voice) thường được hiểu là trong câu hoặc một mệnh đề có chứa 2 động từ được chia ở thể bị động. Trong đó, động từ thứ 2 (V2) thường được chia theo dạng to be + Vpp hay còn gọi là dạng bị động nguyên thể. Đây được xem là dạng bài tập nâng cao hơn của cấu trúc bị động thường.

Lưu ý: Khi tìm hiểu “Câu bị động kép là gì”, các bạn nên chú ý, V-pp được hiểu là verb in past participle (động từ trong quá khứ phân từ, được chia ở dạng V-ed hoặc Vchia cột 3 trong bảng động từ bất qui tắc)

Ví dụ:

  • The manager asked the IT team to fix the computer issue. (Quản lý đã yêu cầu nhóm IT sửa chữa vấn đề máy tính)

→ The computer issue was asked to be fixed by the IT team by the manager. (Vấn đề của máy tính đã được yêu cầu phải được sửa bởi nhóm IT bởi người quản lý)

  • The teacher asked the students to complete the assignment by tomorrow. (Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập vào ngày mai)

→ The students were asked to complete the assignment by tomorrow by the teacher. (Học sinh đã được yêu cầu hoàn thành bài tập vào ngày mai bởi giáo viên)

Cấu trúc câu bị động kép và cách dùng chi tiết

Câu bị động kép sẽ được chia thành 2 loại gồm bị động kép nằm trong cùng một mệnh đề hoặc bị động kép nằm ở các mệnh đề khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết cách dùng và mẫu ví dụ của 2 loại bị động kép trong bài học “câu bị động kép là gì” như sau:

Bị động kép nằm ở các mệnh đề khác nhau

Các trường hợp sử dụng cấu trúc câu bị động kép ở các mệnh đề khác nhau

Trong bài học “câu bị động kép là gì?”, với loại câu bị động kép nằm ở các mệnh đề khác nhau cũng được chia thành 2 trường hợp phổ biến sau:

Trường hợp 1: Nếu động từ trong câu chủ động (V1) chia ở các thì hiện tại.

  • Câu chủ động: S1 + V1 + that + S2 + V2.
  • Câu bị động kép:
    • It is + V1-pp + that + S2 + V2. (Dùng cho tất cả các trường hợp V2)
    • S2 + is/am/are + V1-pp + to + V2 (bare infinitive). (Khi V2 ở thì hiện tại đơn/ tương lai đơn)
    • S2 + is/am/are + V1-pp + to have + Vpp. (Khi V2 ở thì quá khứ đơn/hiện tại hoàn thành)

Ví dụ: She believes that they have completed the project. (Cô ấy tin rằng họ đã hoàn thành dự án)

→It is believed that they have completed the project.

→ They are believed to have completed the project.

Trường hợp 2: Nếu động từ trong câu chủ động (V1) chia ở các thì quá khứ.

  • Câu chủ động: S + V1 + that + S2 + V2.
  • Câu bị động:
    • It was + V1-pII + that + S2 + V2. (Dùng cho tất cả các trường hợp V2)
    • S2 + was/were + V1-pp + to + V2 (nguyên thể). (Khi V2 ở thì quá khứ đơn)
    • S2 + was/were + V1-ppI + to have + V2-pp. (SKhi V2 ở thì quá khứ hoàn thành)

Ví dụ: He informed us that they had finished the presentation before the meeting.(Anh ấy thông báo cho chúng tôi biết rằng họ đã hoàn thành bài thuyết trình trước cuộc họp)

→It was informed that they had finished the presentation before the meeting.

→ They were informed to have finished the presentation before the meeting.

Bị động kép cùng một mệnh đề

Các trường hợp sử dụng cấu trúc câu bị động kép trong cùng mệnh đề

Bị động kép nằm trong cùng một mệnh đề sẽ xuất hiện 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Cùng 1 chủ thể (S) nhưng thực hiện 2 hành động khác nhau tác động lên 2 đối tượng khác nhau.

  • Câu chủ động: S1 + V1(ed) + O1 + and + V2(ed) + O2
  • Câu bị động: O1 + was/were + V1-pII + and + O2 + was/were + Vpp

Ví dụ 1: The burglars damaged the shop window and stole several valuable items. (Tên trộm đã làm hỏng cửa kính cửa hàng và lấy mất một số món đồ có giá trị)

→ The shop window was damaged and several valuable items were stolen by the burglars. (Cửa kính cửa hàng đã bị hỏng và một số món hàng có giá trị đã bị lấy mất bởi những tên trộm)

Ví dụ 2: The hackers infiltrated the company's computer system and stole sensitive information. (Những hacker đã xâm nhập vào hệ thống máy tính của công ty và lấy đi thông tin nhạy cảm)

→The company's computer system was infiltrated and sensitive information was stolen by the hackers. (Hệ thống máy tính của công ty đã bị xâm nhập và thông tin nhạy cảm đã bị lấy mất bởi những kẻ hack)

Trường hợp 2: 2 hành động riêng biệt cùng tác động lên một chủ thể (S)

  • Câu chủ động: S + V-ed + Obj + to be + Vpp
  • Câu bị động kép: O + was/were + to be + Vpp (+ by S).

Ví dụ 1: The team instructed the workers to finish the project by the end of the month. (Đội ngũ đã hướng dẫn các công nhân hoàn thành dự án vào cuối tháng)

→The project was instructed to be finished by the end of the month by the team. (Dự án được yêu cầu hoàn thành vào cuối tháng bởi đội ngũ.)

Ví dụ 2: The manager reminded the staff to submit their reports before the deadline. (Quản lý nhắc nhở nhân viên phải nộp báo cáo của họ trước thời hạn)

→The reports were reminded to be submitted before the deadline by the manager. (Báo cáo được nhắc nhở phải được nộp trước thời hạn bởi quản lý)

Lưu ý cách dùng câu bị động kép

Câu bị động kép là một trong các cấu trúc câu bị động đặc biệt thường xuất hiện trong các đề kiểm tra, đề thi môn tiếng Anh và trong giao tiếp. Tuy nhiên, trong bài học “câu bị động kép là gì?”, có một số trường hợp giao tiếp chúng ta sẽ không nên sử dụng câu bị động kép vì nó sẽ gây ra sự mơ hồ, khó hiểu về nghĩa khiến câu văn trở nên thiếu tự nhiên và người nghe không hiểu ý bạn muốn biểu đạt.

Ví dụ:

  • Không nên dùng: The report was required to be submitted by the manager by the end of the day. (Báo cáo được yêu cầu phải được nộp bởi người quản lý vào cuối ngày)

Giải thích: Câu này sử dụng câu bị động kép một cách không cần thiết và gây khó hiểu.

  • Nên dùng: The manager required the report to be submitted by the end of the day. (Người quản lý yêu cầu báo cáo phải được nộp vào cuối ngày)

Giải thích: Câu này sử dụng cấu trúc chủ động và giúp làm rõ hơn người yêu cầu và thời hạn nộp báo cáo.

Các cấu trúc câu bị động đặc biệt khác trong tiếng Anh

Câu bị động đặc biệt thường dùng trong đề thi

Ngoài biết được cách dùng câu bị động kép thì trong bài học “câu bị động kép là gì?”, hoctienganhnhanh.vn cũng sẽ cung cấp thêm cho bạn học một số cấu trúc và cách dùng của một số dạng bị động đặc biệt khác cũng thường xuất hiện trong các bài thi tiếng Anh mà bạn có thể lưu ý thêm. Cụ thể:

Câu bị động đặc biệt với 2 tân ngữ

Dạng bị động đặc biệt có xuất hiện tân ngữ trong câu và đều có thể chuyển đổi thành chủ ngữ (S) trong câu bị động

Câu chủ động: S + V + O1 + O2.

Câu bị động:

  • S + be + Vpp + O2.
  • S + be + Vpp + giới từ + O1.

Ví dụ: The teacher gave the students homework. (Giáo viên đã giao bài tập về nhà cho học sinh)

→ The students were given homework. (Học sinh đã được giao bài tập về nhà)

→ Homework was given to the students. (Bài tập về nhà đã được giao cho học sinh)

Câu bị động đặc biệt với V-ing

Trong tiếng anh có một số động từ thường đi kèm với V-ing như like, dislike, love, fancy, enjoy, hate, imagine, involve, admit, regret, deny, avoid, mind,…. thì khi chuyển đổi sang bị động sẽ mang nghĩa nhấn mạnh vào hành động đang được thực hiện bởi một người. Sau đây là phân tích chi tiết dạng câu bị động đặc biệt này trong bài học “câu bị động kép là gì?”.

  • Câu chủ động: S + like/love/hate… + V - ing …
  • Câu bị động: S + V(s/es) + sb/sth + being + V(pp) + …

Ví dụ: He hates people calling him early in the morning. (Anh ấy ghét mọi người gọi anh ấy vào sáng sớm)

→ He hates being called early in the morning. (Anh ấy ghét bị gọi vào sáng sớm)

Câu bị động đặc biệt với chủ ngữ giả It

Những câu chủ động có chủ ngữ (S) giả là “It” thì khi chuyển sang dạng bị động sẽ có công thức sau

  • Câu chủ động: It + be + adj + for + sb + to Vbare.
  • Câu bị động: It + be + adj + for + sth + to be Vpp

Ví dụ: It is important for him to finish the project. (Việc hoàn thành dự án là quan trọng đối với anh ấy)

→ It is important for the project to be finished by him. (Dự án được hoàn thành bởi anh ấy là rất quan trọng)

Câu bị động đặc biệt với make và let

Make và let thường dùng trong câu khi muốn diễn tả việc ai buộc/ cho phép một đối tượng khác thực hiện một hành động.

Câu chủ động: S + make/let + sb + V(inf). (Bắt/ cho phép ai đó làm gì)

Câu bị động:

  • S + (to) be made + to Vbare
  • S + let + sb/sth be + Vp.p.

Ví dụ: She let her children play outside. (Cô ấy cho phép con mình chơi ngoài trời)

→ She let her children be played outside. (Cô ấy cho phép con mình được chơi ngoài trời)

Câu bị động đặc biệt với các động từ tri giác

Các động từ tri giác như see, hear, watch, notice, look, listen, smell… trong câu chủ động khi chuyển sang câu bị động sẽ có dạng như sau:

  • Câu chủ động: S +V tri giác + O + V-ing.
  • Câu bị động: S + V tri giác + O + being + Vpp

Ví dụ: We found him sleeping on the bench. (Chúng tôi thấy anh ấy đang ngủ trên ghế dài)

→ He was found sleeping on the bench. (Anh ấy được thấy là đang ngủ trên ghế dài)

Câu bị động đặc biệt với thể nhờ bảo

Tiếp nối bài học “câu bị động kép là gì?”, Câu bị động đặc biệt để nhờ bảo trong câu chủ động là câu mà người nói muốn diễn đạt sự yêu cầu, nhờ vả người khác làm theo ý muốn của người nói, động từ thường thấy trong là get, have và kèm theo đối tượng thực hiện hành động để diễn tả sự nhờ vả họ làm gì.

Cấu trúc câu chủ động:

  • S + have + sb + V.
  • S + get + sb + to V.

Cấu trúc câu bị động: S + have/get + O + Vpp + by sb

Ví dụ: She got the mechanic to check her brakes. (Cô ấy đã nhờ thợ máy kiểm tra phanh xe)

→ She got her brakes checked by the mechanic.

Câu bị động với động từ đặc biệt

Một số động từ đặc biệt thường được sử dụng trong cấu trúc sau bao gồm:

  • Suggest
  • Require
  • Request
  • Order
  • Demand
  • Insist
  • Recommend
  • Câu chủ động: S + suggest/require/request/… + that + Clause (S + (should) + Vbare + O)
  • Câu bị động: It + tobe + Vpp(đặc biệt) + that + something + (should) + be + Vpp

Ví dụ: The doctor suggests that she (should) take a rest. (Bác sĩ đề nghị cô ấy nên nghỉ ngơi)

→ It is suggested that she (should) be given a rest. (Người ta đề nghị rằng cô ấy nên được nghỉ ngơi)

Bài tập về cấu trúc bị động kép và đáp án chính xác

Bài tập bị động kép có đáp án

Dưới đây là một số bài tập bị động kép viết lại câu bằng cách sử dụng cấu trúc câu bị động kép sẽ giúp bạn củng cố kiến thức và hiểu rõ hơn về cách sử dụng cấu trúc câu.

Sử dụng cấu trúc câu bị động kép để viết lại các câu sau:

  1. The chef cooked the steak and baked the potatoes.

→ ……………………………………………………………..

  1. The vandals damaged the park benches and defaced the playground equipment.

→ ……………………………………………………………..

  1. The teacher asked the students to complete the assignment by tomorrow.

→ ……………………………………………………………..

  1. She believes that they have completed the project

→ ……………………………………………………………..

  1. The manager informs the team that they will receive bonuses next month.

→ ……………………………………………………………..

  1. The teacher reminded the students that they had to submit their assignments by Friday

→ ……………………………………………………………..

  1. The company hired a team of consultants to review the project and suggest improvements.

→ ……………………………………………………………..

  1. The government granted permission for the construction of the new highway and the expansion of the airport.

→ ……………………………………………………………..

  1. The university asked the students to submit their research papers by the end of the semester.

→ ……………………………………………………………..

Đáp án:

  1. The steak was cooked and the potatoes were baked by the chef.
  2. The park benches were damaged and the playground equipment was defaced by the vandals.
  3. The assignment was asked to be completed by tomorrow by the teacher.
  4. It is believed that they have completed the project./They are believed to complete the project.
  5. It is informed that the team will receive bonuses next month./The team is informed to receive bonuses next month.
  6. It was reminded that the students had to submit their assignments by Friday.
  7. A team of consultants was hired by the company to have the project reviewed and improvements suggested.
  8. Permission for the construction of the new highway and the expansion of the airport was granted by the government.
  9. The students were asked by the university to have their research papers submitted by the end of the semester.

Như vậy, thông qua bài học ngữ pháp bên trên đã giúp bạn học hiểu được Câu bị động kép là gì và nắm vững công thức, cách sử dụng cấu trúc câu bị động đặc biệt này thông qua những ví dụ dễ hiểu và vận dụng vào các câu bài tập bên trên. Hãy ghi chép và thường xuyên luyện tập để ghi nhớ kiến thức, và đừng quên truy cập vào chuyên mục ngữ pháp tiếng Anh tại website hoctienganhnhanh.vn để học thêm nhiều chủ đề ngữ pháp hay nhé! Chúc bạn học tốt!

Cùng chuyên mục:

Quá khứ của kneel là gì? Cách chia động từ kneel chính xác nhất

Quá khứ của kneel là gì? Cách chia động từ kneel chính xác nhất

Quá khứ của kneel là kneeled/knelt có thể sử dụng trong cả quá khứ đơn…

Borrow đi với giới từ gì? Nghĩa và cách dùng chuẩn trong tiếng Anh

Borrow đi với giới từ gì? Nghĩa và cách dùng chuẩn trong tiếng Anh

Borrow đi với giới từ from nghĩa là mượn vay đồ vật, tiền bạc từ…

Quá khứ của hide là gì? Cách chia động từ hide chuẩn nhất

Quá khứ của hide là gì? Cách chia động từ hide chuẩn nhất

Quá khứ của hide là hid (quá khứ đơn) và hidden (quá khứ phân từ),…

Cấu trúc offer quan trọng và cách dùng chuẩn trong tiếng Anh

Cấu trúc offer quan trọng và cách dùng chuẩn trong tiếng Anh

Offer nghĩa trong tiếng Anh là đề nghị, đưa ra, cung cấp, tiếp cận, mời…

Quá khứ của hand-feed là gì? Cách chia động từ hand-feed chuẩn nhất

Quá khứ của hand-feed là gì? Cách chia động từ hand-feed chuẩn nhất

Quá khứ của hand-feed là hand-fed, quá khứ đơn hay quá khứ phân từ đều…

Quá khứ của roughcast là gì? Chia động từ roughcast chuẩn

Quá khứ của roughcast là gì? Chia động từ roughcast chuẩn

Quá khứ của roughcast ở cột V2 và V3 là roughcasted, thường được dùng trong…

Quá khứ của handwrite là gì? Cách chia động từ handwrite chuẩn

Quá khứ của handwrite là gì? Cách chia động từ handwrite chuẩn

Quá khứ của handwrite ở dạng quá khứ đơn là handwrote, quá khứ phân từ…

Cấu trúc fail to V hay V-ing đúng chuẩn ngữ pháp tiếng Anh

Cấu trúc fail to V hay V-ing đúng chuẩn ngữ pháp tiếng Anh

Fail to V hay V-ing được sử dụng chuẩn xác theo quy tắc ngữ pháp…

Link xoilac 1 anstad.com, Link xoilac 2 sosmap.net, Link xoilac 3 cultureandyouth.org, Link xoilac 4 xoilac1.site, Link xoilac 5 phongkhamago.com, Link xoilac 6 myphamtocso1.com, Link xoilac 7 greenparkhadong.com, Link xoilac 8 xmx21.com, Link 6686 design 686.design, Link 6686 blog 6686.blog, Link 6686 express 6686.express, Link nha cai uy tin, Link 6686 bet, Link trực tiếp bóng đá colatv, Link trực tiếp bóng đá colatv, Link trực tiếp bóng đá colatv, Link rakhoi, Link caheo, Link mitom, Link saoke, Link vaoroi, Link cakhiatv, Link 90phut, Link socolive, Link xoivotv, Link cakhia, Link vebo, Link xoilac, Link xoilactv, Link xoilac tv, Link xôi lạc tv, Link xoi lac tv, Link xem bóng đá, Link trực tiếp bóng đá, Link xem bong da, Link xem bong da, Link truc tiep bong da, Link xem bóng đá trực tiếp, Link bancah5, trang cá độ bóng đá, trang cá cược bóng đá, trang ca do bong da, trực tiếp bóng đá, xoilac tv, rakhoi tv, xem trực tiếp bóng đá, bóng đá trực tiếp, mitom tv, truc tiep bong da, xem trực tiếp bóng đá, trực tiếp bóng đá hôm nay, 90phut trực tiếp bóng đá, trực tiếp bóng đá, bóng đá trực tiếp, vaoroitv, xôi lạc, saoke tv, top 10 nhà cái uy tín, nhà cái uy tín, nha cai uy tin, xem trực tiếp bóng đá, bóng đá trực tiếp, truc tiep bong da, xem bong da, caheo, socolive, xem bong da, xem bóng đá trực tuyến, xoilac, xoilac, mitom, caheo, vaoroi, caheo, 90phut, rakhoitv, 6686,
Top