MỚI CẬP NHẬT

Câu bị động là gì? Cấu trúc, cách dùng câu bị động và các biến thể quan trọng

Câu bị động (Passive voice) trong tiếng Anh là gì? cấu trúc, cách dùng câu bị động trong tiếng Anh, cách chuyển đổi và các biến thể về câu bị động.

Trong các bài thi tiếng Anh ngoài các câu hỏi liên quan đến thì và các từ loại khác thì câu bị động cũng là một dạng câu được dùng thường xuyên. Đây là một dạng ngữ pháp có rất nhiều các công thức và biến thể khác nhau, dễ gây nhầm lẫn. Để hỗ trợ các bạn nắm vững cách chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động, thì ngày hôm nay hoctienganhnhanh.vn đã hệ thống lại toàn bộ lý thuyết trọng tâm, mở rộng kèm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Câu bị động (Passive voice) là gì?

Câu bị động trong tiếng Anh là gì?

Câu bị động tiếng Anh (Passive voice) là những câu được chuyển đổi từ câu chủ động, được dùng để nhấn mạnh đối tượng chịu tác động bới hành động, đối tượng chịu tác động là người hoặc vật và đóng vai trò là chủ ngữ trong câu. Lúc này, đối tượng thực hiện hành động không còn quan trọng và có thể lược bỏ đi.

Công thức Active Voice (Câu chủ động): Subject + Verb + Object

Công thức Passive voice (Câu bị động): Subject + Be + V3/V-ed + By Object

Lưu ý:

- Ở câu chủ động: Subject là đối tượng thực hiện hành động, Object: đối tượng chịu tác động của hành động.

- Ở cấu trúc câu bị động: Subject là đối tượng bị tác động bởi hành động, còn Object là đối tượng thực hiện hành động - có thể lược bỏ mà nếu hành động đó không có tác động hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Nếu giữ lại đối tượng thực hiện hành động trong cấu trúc câu bị động thì phải kết hợp với từ by.

- Tùy vào danh từ số ít hay danh từ số nhiều trong câu chủ động mà ta chia động từ "be" ở câu bị động sao cho phù hợp.

Example:

- Câu chủ động: My father gave him a book (Bố tôi tặng ông ấy một cuốn sách).

- Câu bị động: He was given a book by my father (Ông ấy được bố tôi tặng một cuốn sách).

Trong đó:

- Hành động của bố tôi là tặng, đối tượng mà bố tôi tác động đến là ông ấy.

- Ta thấy Him ở câu chủ động chuyển thành He ở câu bị động, My dad ở câu chủ động chuyển thành By my father ở câu bị động.

- Động từ Gave ở câu chủ động chuyển thành V3 - Given ở câu bị động.

Cách dùng câu bị động trong tiếng Anh (2 cách cơ bản)

Sử dụng câu bị động như thế nào?

Tương tự như các từ loại khác, câu bị động cũng có 2 cách dùng chính. Hãy cùng hoctienganhnhanh.vn tìm hiểu nhé!

Cách dùng 1: Trường hợp muốn nhấn mạnh đối tượng chịu sự tác động hoặc ảnh hưởng của hành động nào đó.

Cách dùng 2: Trường hợp không xác định được đối tượng thực hiện hành động đó một cách cụ thể như they, people, everyone,... thì ta có thể lược bỏ đi thành phần này khi chuyển qua câu bị động. Đây là thành phần không quan trọng trong câu, không có những từ này người đọc vẫn có thể hiểu được ý nghĩa của câu.

Ví dụ về đối tượng không xác định.

- Câu cđ: Someone stole her motorbike yesterday afternoon (Ai đó đã lấy trộm chiếc xe máy của cô ấy chiều hôm qua).

- Câu bđ: Her motorbike was stolen yesterday afternoon (Chiếc xe máy của cô ấy đã bị lấy trộm chiều hôm qua).

Các bước chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động trong tiếng Anh

Chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động như thế nào?

Trong bất kì câu bị động nào, trước khi chuyển đổi, ta cần thực hiện thao các bước sau đây.

- Bước 1: Xác định chủ ngữ và tân ngữ trong câu chủ động, sau đó chuyển tân ngữ ở câu chủ động sang làm chủ ngữ ở câu bị động.

- Bước 2: Dựa vào thì và động từ và các thành phần khác như thời gian ở câu chủ động từ đó xác định cách chia động từ ở câu bị động.

- Bước 3: Từ thì và động từ của câu chủ động ta chuyển động từ sang thể be + V3/V-ed.

- Bước 4: Sau khi xác định được chủ ngữ trong câu chủ động, ta đổi thành tân ngữ trong câu bị động và trước tân ngữ là by.

Ví dụ:

- Câu chủ động: At 5 pm this morning, we will be cleaning the office (Vào lúc 5 giờ chiều nay, chúng tôi sẽ dọn dẹp văn phòng).

- Câu bị động: At 5 pm this morning, the office will being cleaned by us (Vào lúc 5 giờ chiều nay, văn phòng sẽ được chúng tôi dọn dẹp).

Trong đó:

  • Chủ ngữ we ở câu chủ động được chuyển thành tân ngữ us ở câu bị động.
  • Tân ngữ the office ở câu chủ động được chuyển thành chủ ngữ the office ở câu bị động.
  • Trong câu chủ động, ta dùng thì tương lai tiếp diễn, bởi vậy từ will be + V-ing ta chuyển thành will + be + V3/ V-ed.
  • Tiến hành viết lại câu, lưu ý trước tân ngữ trong câu bị động thường được dùng là by.

Cách chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động trong các thì tiếng Anh

Câu bị động ở các thì tiếng Anh có cấu trúc như thế nào?

Dựa vào các bước chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động trong tiếng Anh, ta áp dụng nó vào trong các thì một cách tương tự như sau:

Cấu trúc câu bị động ở thì quá khứ đơn

Trong thì quá khứ đơn, ta có:

Cấu trúc câu chủ động (cđ): S + V-ed + O

Cấu trúc câu bị động (bđ): S + Were/ was + V3 + by + O

Ví dụ 1:

- Câu cđ: He drank a glass of juice for dinner (Anh ấy uống một ly nước trái cây cho bữa tối).

- Câu bđ: A glass of juice was drunk for dinner by him (Một ly nước trái cây đã được anh ấy uống trong bữa tối).

Ví dụ 2:

- Câu cđ: He did tell the secret to her mother (Anh ấy đã nói bí mật với mẹ cô ấy).

- Câu cđ: The secret was told to her mother by him (Bí mật được anh ấy kể cho mẹ của cô ấy nghe).

Câu bị động tiếng Anh ở thì quá khứ tiếp diễn

Trong thì quá khứ tiếp diễn, ta có:

Cấu trúc câu chủ động: S + Were/ was + V-ing + O

Cấu trúc câu bị động: S + Were/ was + Being + V3 + By + O

Ví dụ 1:

- Câu cđ: He was doing his math homework on that evening (Anh ấy đang làm bài tập toán vào buổi tối hôm đó).

- Câu bđ: His math homework was being done by him on that evening (Bài tập toán của anh ấy đã được anh ấy làm vào buổi tối hôm đó).

Ví dụ 2:

- Câu cđ: Soldiers are growing vegetables (Các chú bộ đội đang trồng rau).

- Câu bđ: Vegetables were being grown by soldiers (Vườn rau được trồng bởi các chú bộ đội).

Câu bị động ở thì quá khứ hoàn thành

Past perfect passive voice

Trong quá khứ hoàn thành, ta có:

Cấu trúc câu chủ động: S + Had + V3 + O

Cấu trúc câu bị động: S + Had + Been + V3 + By + O

Ví dụ 1:

- Câu cđ: A college student had won a prize (Một sinh viên đại học đã giành được giải thưởng).

- Câu bđ: A prize had been received by a university student (Giải thưởng đã được nhận bởi một sinh viên đại học).

Ví dụ 2:

- Câu cđ: We had built the farms for many years (Chúng tôi đã xây dựng trang trại trong nhiều năm).

- Câu bđ: The farm had been built by us for many years (Trang trại đã được chúng tôi xây dựng trong nhiều năm).

Câu bị động tiếng Anh ở thì hiện tại đơn

Trong thì hiện tại đơn, ta có:

Cấu trúc câu chủ động: S + V + O

Cấu trúc câu bị động: S + Be + V3 + By + O

Ví dụ 1:

- Câu cđ: He reads a newspaper every day (Anh ấy đọc một tờ báo mỗi ngày).

- Câu bđ: A newspaper is read by him every day (Một tờ báo được anh ấy đọc mỗi ngày).

Ví dụ 2:.

- Câu cđ: My mother buy a bag of fruit on the way to visit my grandparents (Mẹ tôi mua một túi trái cây trên đường đến thăm ông bà của tôi).

- Câu bđ: A bag of fruit is bought on the way to visit my grandparents by her (Một túi trái cây được bà ấy mua trên đường đến thăm ông bà).

Câu bị động tiếng Anh ở thì hiện tại tiếp diễn

Trong thì hiện tại tiếp diễn, ta có:

Cấu trúc câu chủ động: S + Am/ is/ are + V-ing + O

Cấu trúc câu bị động: S + Am/ is/ are + Being + V3 + By + O

Ví dụ 1:

- Câu cđ: He's wearing a military uniform (Anh ấy mặc quân phục).

- Câu bđ: Military uniform is being worn by him (Đồng phục quân đội đang được mặc bởi anh ấy).

Ví dụ 2:

- Câu cđ: My father is writing a novel (Bố tôi đang viết một cuốn tiểu thuyết).

- Câu bđ: A novel book is being written by my father (Một cuốn sách tiểu thuyết đang được viết bởi bố tôi).

Câu bị động ở thì hiện tại hoàn thành

Trong thì hiện tại hoàn thành, ta có:

Cấu trúc câu chủ động: S + Have/ has + V3 + O

Cấu trúc câu bị động: S + Have/ has + Been + V3 + By + O

Ví dụ 1:

- Câu cđ: She have made this birthday cake for me (Cô ấy đã làm chiếc bánh sinh nhật này cho tôi).

- Câu bđ: This birthday cake has been made for me by her (Bánh sinh nhật này đã được làm cho tôi bởi cô ấy).

Ví dụ 2:

- Câu cđ: His best colleague has sent him a watch at the congratulatory party (Đồng nghiệp tốt nhất của anh ấy đã gửi cho anh ấy một chiếc đồng hồ tại bữa tiệc chúc mừng).

- Câu bđ: A birthday cake has been sent to him at a congratulatory party by his best colleague (Một chiếc bánh sinh nhật đã được đồng nghiệp thân nhất của anh ấy gửi đến trong bữa tiệc chúc mừng).

Câu bị động tiếng Anh ở thì tương lai đơn

Trong thì tương lai đơn, ta có:

Cấu trúc câu chủ động: S + Will + V-inf + O

Cấu trúc câu bị động: S + Will be + V3 + By + O

Ví dụ 1:

- Câu cđ: Their manager will hold a birthday party next week (Quản lý của họ sẽ tổ chức một bữa tiệc sinh nhật vào tuần tới).

- Câu bđ: A birthday party will be held by their manager next week (Một bữa tiệc sinh nhật sẽ được tổ chức bởi người quản lý của họ vào tuần tới).

Ví dụ 2:

- Câu cđ: The boss will buy that high-end phone (Sếp sẽ mua điện thoại cao cấp đó).

- Câu bđ: That high-end phone will be bought by the boss (Điện thoại cao cấp đó sẽ được sếp mua).

Câu bị động trong tiếng Anh ở tương lai gần

Trong thì tương lai gần, ta có:

Cấu trúc câu chủ động: S + Am/ is/ are + Going to + V-inf + O

Cấu trúc câu bị động: S + Am/ is/ are + Going to + Be + V3/ V-ed + By + O

Ví dụ 1:

- Câu cđ: Our company is going to spend a three-da holiday in Phu Quoc (Công ty chúng tôi sẽ đi nghỉ ba ngày tại Phú Quốc).

- Câu bđ: A three-day holiday is going to be spent in Phu Quoc by our company (Một kỳ nghỉ lễ 3 ngày tại Phú Quốc dành cho chúng tôi bởi công ty).

Ví dụ 2:

- Câu cđ: We are going to bake a big fish for their kid's annual party (Chúng tôi sẽ nướng một con cá to cho buổi tiệc đầy năm của con họ).

- Câu bđ: A big fish is going to be baked for their child's annual party by us (Một con cá to sẽ được nướng cho buổi tiệc đầy năm của con họ bởi chúng tôi).

Câu bị động ở thì tương lai tiếp diễn

Trong thì tương lai tiếp diễn, ta có:

Cấu trúc câu chủ động: S + Will be + V-ing + O

Cấu trúc câu bị động: S + Will be + Being + V3 + By + O

Ví dụ 1:

- Câu cđ: When we get to the presentation, the lecturer will be asking our group a lot of questions (Khi chúng tôi đến buổi thuyết trình, giảng viên sẽ hỏi nhóm của chúng tôi rất nhiều câu hỏi).

- Câu bđ: When we get to the presentation, our group will be being asked a lot of questions by the lecturer (Khi đến buổi thuyết trình, nhóm của chúng tôi sẽ được hỏi rất nhiều câu hỏi bởi giảng viên).

Ví dụ 2:

- Câu cđ: By this time next week, everyone will be planting a lot of vegetables in our garden (Vào thời điểm này tuần tới, mọi người sẽ trồng rất nhiều rau trong vườn của chúng tôi).

- Câu bđ: By this time next week, a lot of vegetables will be being planted in our garden (Vào thời điểm này tuần tới, rất nhiều loại rau sẽ được trồng trong vườn của chúng tôi).

Câu bị động tiếng Anh ở thì tương lai hoàn thành

Trong thì tương lai hoàn thành, ta có:

Cấu trúc câu chủ động: S + Will have + V3 + O

Cấu trúc câu bị động: S + Will have + Been + V3 + By + O

Ví dụ 1:

- Câu cđ: At this time next week, they will have completed the transfer exam (Vào thời điểm này tuần tới, họ sẽ hoàn thành kỳ thi chuyển cấp).

- Câu bđ: At this time ext week, the transfer exam will have been completed by them (Vào thời điểm này tuần tới, kỳ thi chuyển cấp sẽ được hoàn tthanhf bởi họ).

Ví dụ 2:

- Câu cđ: When they go to the art exhibition, everyone will have bought all the paintings of nature (Khi bọn họ đến buổi triễn lãm tranh, mọi người sẽ mua tất cả các bức tranh về thiên nhiên).

- Câu bđ: When they go to the art exhibition, all the nature paintings will have been bought (Khi bọn họ đến buổi triễn lãm tranh, tất cả các bức tranh thiên nhiên đã được mua).

Câu bị động tiếng Anh với các động từ khiếm khuyết

Với những động từ khiếm khuyết, ta có cấu trúc chung như sau:

- Cấu trúc câu chủ động: S + Động từ khiếm khuyết - Modal verb + V-inf + O

- Cấu trúc câu bị động: S + Động từ khiếm khuyết - Modal verb + Be + V3 + By + O

1. Cấu trúc câu bị động với Can/ Could

Động từ Can/ Could mang ý nghĩa là có thể.

- Cấu trúc câu chủ động: S + Can/ Could + V-inf + O

- Cấu trúc câu bị động: S + Can/ Could + Be + V3/ V-ed + By + O

Ví dụ:

- Câu cđ: Nearsighted people can't see the signs on the street (Người cận thị không nhìn thấy biển báo trên đường).

- Câu bđ: The signs on the street can't be seen by the nearsighted (Những biển báo trên đường phố không thể được nhìn thấy bởi người cận thị).

2. Cấu trúc câu bị động với May/ Might

Động từ May/ Might mang ý nghĩa là có lẽ.

- Cấu trúc câu chủ động: S + May/ Might + V-inf + O

- Cấu trúc câu bị động: S + May/ Might + Be + V3/ V-ed + By + O

Ví dụ:

- Câu cđ: We can show her how to complete that project (Chúng tôi có thể chỉ cho cô ấy cách hoàn thành dự án đó).

- Câu bđ: How to complete that project might be taught to her by us (Cách hoàn thành dự án đó có thể được hướng dẫn cho cô ấy bởi chúng tôi).

3. Cấu trúc câu bị động với Must/ Have to

Động từ Must/ Have to mang ý nghĩa là phải.

- Cấu trúc câu chủ động: S + Must/ Have to + V-inf + O

- Cấu trúc câu bị động: S + Must/ Have to + Be + V3/ V-ed + By + O

Ví dụ:

- Câu cđ: She must wear protective gear when performing experiments in the laboratory (Cô phải mặc đồ bảo hộ khi thực hiện các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm).

- Câu bđ: Protective gear must be worn when performing experiments in the laboratory (Phải mặc đồ bảo hộ khi thực hiện thí nghiệm trong phòng thí nghiệm).

4. Cấu trúc câu bị động với Should/ Ought

Should được sử dụng trong câu bị động như thế nào?

Động từ Should/ Ought có nghĩa là nên.

- Cấu trúc câu chủ động: S + Should/ Ought + V-inf + O

- Cấu trúc câu bị động: S + Should/ Ought + Be + V3/ V-ed + By + O

Ví dụ:

- Câu cđ: The manager should leave a notice of resignation before he leaves work (Người quản lý nên để lại thông báo thôi việc trước khi nghỉ việc).

- Câu bđ: Notice of resignation should be left before he leaves (Thông báo từ chức nên được để lại trước khi anh ấy rời đi).

Lưu ý khi chuyển câu chủ động sang câu bị động

Những chú ý quan trọng về câu bị động

Để có thể nắm được các từ liên kết đối với các đối tượng khác nhau trong câu bị động trong tiếng Anh, hãy cùng tìm hiểu phần dưới đây.

Câu có chủ ngữ không xác định: They, people, somebody, everyone, someone, anyone

Trường hợp trong câu chủ động xuất hiện các từ như: They (họ), people (mọi người), somebody (ai đó), everyone (mọi người), someone (ai đó), anyone (bất cứ ai),.... Đây là những chủ ngữ không xác định, trong câu chủ động, người nghe hoặc người đọc không biết đối tượng cụ thể đó có đặc điểm, tính chất và hình dáng như thế nào. Từ đó, chúng ta có thể lược bỏ thành phần này khi chuyển sang câu bị động.

Ví dụ:

- Câu chủ động: Everyone has completed that course since last March (Mọi người đã hoàn thành khóa học đó kể từ tháng 3 năm ngoái).

- Câu bị động: That course has been completed since last March (Khóa học đó đã được hoàn thành từ tháng 3 năm ngoái).

Trong đó:

  • Trong câu chủ động xuất hiện từ everyone (mọi người), chúng ta hoàn toàn không xác định được những người đó là ai, ở đâu, tính cách như thế nào nên đây được xem là chủ ngữ không xác định.
  • Bởi vì không xác định cụ thể được đối tượng thực hiện hành động, nên trường hợp này ta lược bỏ đi thành phần của nó trong câu bị động. Nếu như đó là chủ ngữ xác định thì nó sẽ đóng vai trò là tân ngữ trong câu.

Sử dụng "By" cho các đối tượng trực tiếp thực hiện hành động

Trường hợp trong câu chủ động xác định rõ ràng và cụ thể đối tượng thực hiện hành động là ai (ví dụ như he, she, they, my mother, my father,...) thì khi chuyển từ chủ ngữ sang tân ngữ cần sử dụng by kèm theo.

Ví dụ:

- Câu chủ động: He is butchering a chicken (Anh ấy đang làm thịt một con gà).

- Câu bị động: A chicken being butchered by him (Một con gà bị anh ta làm thịt/ Một con gà bị làm thịt bởi anh ta).

Trong đó:

  • Chủ ngữ xác định trong câu chủ động là he - anh ấy.
  • Anh ấy khi chuyển thành tân ngữ trong câu bị động sẽ trở thành him, trước him là by.
  • Sau đó, dựa vào thì ở câu chủ động biến đổi động từ phù hợp.

Sử dụng "With" cho các đối tượng gián tiếp thực hiện hành động

Các đối tượng gián tiếp thực hiện hành động có thể là một người, một nhóm người hoặc công cụ, phương tiện nào đó. Khi kết hợp với các đối tượng chính thực hiện hành động thì ta sử dụng with kèm đối tượng gián tiếp đó.

Ví dụ 1: Câu bị động trong tiếng Anh đối với đối tượng xác định.

- Câu chủ động: She opens the door with the smart key (Cô ấy mở cửa bằng chìa khóa thông minh).

- Câu bị động: The door is opened with the smart key (Cửa được mở bằng chìa khóa thông minh).

Ví dụ 2: Câu bị động trong tiếng Anh với đối tượng không xác định.

- Câu chủ động: Everyone broke the bedroom with iron sticks (Mọi người dùng những chiếc gậy sắt phá phòng ngủ).

- Câu bị động: The bedroom was broken with iron sticks (Phòng ngủ bị đập bằng những chiếc gậy sắt).

Trong đó: Ở ví dụ 1, 2 ta có chìa khóa thông mình - smart key, những chiếc gậy sắt - iron sticks là một trong những công cụ được con người sử dụng. Bởi vậy trong trường hợp này, smart key và iron sticks là các đối tượng gián tiếp thực hiện hành động, bởi vậy, ta cần sử dụng with đi kèm với những từ chỉ công cụ đó.

Một số dạng biến thể của câu bị động

Câu bị động tiếng Anh có những dạng biến thể đặc biệt nào?

Trong phần này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số dạng câu khi đi kèm các từ loại khác với câu bị động.

Câu bị động sử dụng hai tân ngữ

Một số động từ tiếng Anh như: make (làm), give (đưa cho), get (lấy/ cho), lend (cho mượn), send (gửi), show (chỉ), buy (mua),... thường đi kèm hai tân ngữ ở phía sau. Tân ngữ có thể là tân ngữ trực tiếp (đối tượng chính thực hiện hành động) và tân ngữ gián tiếp (đối tượng cùng thực hiện hoặc cộng cụ, phương tiện).

Cấu trúc câu chủ động (2 tân ngữ): S + V-inf + O1 + O2.

Ta có:

- Cấu trúc câu bị động với tân ngữ trực tiếp: S + Be + V3 + (By + O1)

- Cấu trúc câu bị động với tân ngữ gián tiếp: S + Be + V3 + (By + O2)

Lưu ý: Ta đưa tân ngữ trực tiếp O1 hoặc gián tiếp O2 lên làm chủ ngữ trong câu bị động.

Ví dụ:

- Câu cđ: He bought his mother a very nice watch last week (Anh ấy đã mua cho mẹ anh ấy một chiếc đồng hồ rất đẹp vào tuần trước).

- Câu bđ có tân ngữ trực tiếp: His mother was bought a very nice watch last week (Mẹ anh ấy đã được mua một chiếc đồng hồ rất đẹp vào tuần trước).

- Câu bđ có tân ngữ gián tiếp: A very nice watch was bought for his mother last week (Một chiếc đồng hồ rất đẹp đã được mua cho mẹ của anh ấy vào tuần trước).

Câu bị động sử dụng các động từ chỉ giác quan

Trong tiếng Anh, có một số động từ chỉ giác quan hay còn gọi là động từ chỉ nhận thức như see (nhìn), watch (xem), listen (nghe), hear (nghe), feel (cảm giác), touch (chạm),..... Nếu những từ này xuất hiện trong câu chủ động thì ta biến đổi chúng như sau:

- Cấu trúc câu chủ động: S + V-inf + Somebody + V-ing/ to V-inf

- Cấu trúc câu bị động: S + Tobe + V3 + V-ing/ to V-inf

Ví dụ:

- Câu cđ: My mother saw my dad leaving the farm this morning (Mẹ tôi thấy bố tôi rời khỏi trang trại sáng nay).

- Câu bđ: My father was seen leaving the farm this morning by my mother (Bố tôi đã được nhìn thấy rời khỏi trang trại vào sáng hôm nay bởi mẹ tôi).

Câu bị động tiếng Anh được dùng khi nhờ ai đó giúp đỡ

Có một số động từ sử dụng khi muốn nhờ ai đó giúp đỡ như have/ has, make, get trong câu chủ động, sẽ được biến đổi qua câu bị động như sau:

1. Đối với động từ Have/ Has (Có thể làm gì đó)

- Cấu trúc câu chủ động: S + Have/ Has + Somebody + V-inf + Something

- Cấu trúc câu bị động: S + Have/ Has + Something + V3/ V-ed + By Somebody

Ví dụ:

- Câu cđ: My father has my brother to buy a cup of ginger tea (Bố tôi nhờ anh tôi mua một tách trà gừng).

- Câu bđ: My dad has a ginger tea bought by my brother (Bố tôi có một ly trà gừng được mua bởi anh trai tôi).

2. Đối với động từ Make (Bắt/ Nhờ làm gì đó)

- Cấu trúc câu chủ động: S + Make + Somebody + V-inf + Something

- Cấu trúc câu bị động: S (+ Something) + Tobe + Made to + V3/ V-ed + By Somebody

Ví dụ:

- Câu cđ: My mother makes my brother cut her hair (Mẹ tôi bắt anh trai tôi cắt tóc cho bà ấy).

- Câu bđ: My mother's hair is made to cut by my brother (Tóc của mẹ tôi được cắt bởi anh trai tôi).

3. Đối với động từ Get

- Cấu trúc câu chủ động: S + Get + Somebody+ to V-inf + Something

- Cấu trúc câu bị động: S + Get + Something + V3/ V-ed + By Somebody

Ví dụ:

- Câu cđ: She gets her mother to clean the orchard for her (Cô ấy nhờ mẹ dọn vườn trái cây cho cô ấy).

- Câu bđ: She gets the orchard cleaned by her mother (Cô ấy được mẹ dọn vườn trái cây).

Câu bị động được dùng để hỏi

Trong câu hỏi, các cấu trúc bị động sau khi được biến đổi theo các thì hoặc động từ sẽ có các cấu trúc sau:

1. Câu hỏi bị động ở hiện tại

- Cấu trúc câu chủ động: Do/ Does + S + V-inf + O ?

- Cấu trúc câu bị động: Am/ Is/ Are + S + V3/ V-ed + (By O) ?

Ví dụ:

- Câu cđ: Does he clean the kitchen? (Anh ấy có dọn bếp không?).

- Câu bđ: Is the kitchen cleaned by him? (Là nhà bếp được làm sạch bởi anh ta?).

2. Câu hỏi bị động ở quá khứ

- Cấu trúc câu chủ động: Did + S + V-inf + O ?

- Cấu trúc câu bị động: Was/ were + S + V3/ V-ed + (By O) ?

Ví dụ:

- Câu cđ: Did you bring the story book to the cabinet for me? (Bạn mang cuốn truyện để lên trên tủ cho tôi chưa?).

- Câu bđ: Were the story book brought to the cabinet by you? (Cuốn truyện đã được bạn mang đến tủ?).

3. Câu hỏi bị động dạng hoàn thành

- Cấu trúc câu chủ động: Have/ Has/ Had + S + V3/ V-ed + O ?

- Cấu trúc câu bị động: Have/ Has/ Had + S + Been + V3/ V-ed + By + O?

Ví dụ:

- Câu cđ: Has he done his math homework? (Anh ấy đã làm bài tập toán chưa?).

- Câu bđ: Has his math homework been done (by him)? (Bài tập toán của anh ấy đã được làm xong bởi anh ấy chưa?).

4. Câu hỏi bị động khi có các động từ khiếm khuyết

- Cấu trúc câu chủ động: Modal verbs + S + V-inf + O ?

- Cấu trúc câu bị động: Modal verbs + S + Be + V3/ V-ed + By + O?

Ví dụ:

- Câu cđ: Can my uncle move the flower pot to another place? (Chú tôi có thể di chuyển chậu hoa đi nơi khác được không?).

- Câu bđ: Can the flower pot be moved by my uncle? (Chậu hoa có thể được di chuyển bởi chú của tôi?).

Câu bị động dùng để chỉ mệnh lệnh

Ở câu mệnh lệnh, sử dụng các thể khẳng định và phủ định trong câu vì vậy ở dạng bị động cũng được biến đổi thành 2 dạng sau đây:

1. Câu bị động dùng để chỉ mệnh lệnh ở thể khẳng định

- Cấu trúc câu chủ động: Verbs + Object +....

- Cấu trúc câu bị động: Let + Object + Be + V3/ V-ed

Ví dụ:

- Câu cđ: Put your phone down (Đặt điện thoại của bạn xuống).

- Câu bđ: Let your phone be put down (Hãy để điện thoại của bạn được đặt xuống).

2. Câu bị động dùng để chỉ mệnh lệnh ở thể phủ định

- Cấu trúc câu chủ động: Modal verbs + S + V-inf (+ O) ?

- Cấu trúc câu bị động: Modal verbs + S + Not + Be + V3/ V-ed (+ By + O)?

Ví dụ:

- Câu cđ: Do not take this picture (Đừng chụp bức ảnh này).

- Câu bđ: Let this picture not be taken (Hãy để hình ảnh này không được chụp).

Video bài học về câu bị động trong tiếng Anh

Toàn bộ kiến thức lý thuyết và bài tập về câu bị động tiếng Anh được giảng viên hướng dẫn chuẩn nhất

Bài tập và đáp án về câu bị động tiếng Anh

Biến đổi câu chủ động sang bị động như thế nào?

Bài tập: Chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động

1.The state is upgrading the economy in rural areas

2. This farm has employed more than two thousand workers for ten years

3. University professors invented the thermostat a few months ago

4. Who wrote this drama script?

5. Do visually impaired people often use the phone to talk to people?

6. Why do girls prefer hoodie?

c. Some older people have chosen classical music as their passion

8. Where do young people see a variety of woody plants?

9. My company is going to launch a new product advertising strategy next year

10. Older generations should maintain cultural values in a country

Đáp án

1. The economy in rural areas is being upgraded by the state

2. More than two thousand workers have been employed by this farm for ten years

3. The thermostat was invented by university professors a few months ago

4. Who was this drama script written by?

5. Is the phone used to talk to people by people with disabilities?

6. Why are hoodies preferred by girls?

7. Classical music has been chosen as their passion by some elders

8. Where are woody plants seen?

9. A new product advertising strategy is going to be launched by my company next year

10. Cultural values in a country should be maintained by the older generation

Câu bị động trong tiếng Anh là gì, cấu trúc, cách dùng và các cách chuyển đổi một lần nữa được tổng hợp lại một cách chi tiết nhất. Ngoài các lý thuyết cơ bản, hoctienganhnhanh.vn đã đưa ra những phương pháp ghi nhớ để các bạn có thể sử dụng câu bị động một cách thành thạo hơn. Hy vọng những kiến thức ngày hôm nay sẽ mang lại sự thú vị và hỗ trợ được các bạn trong quá trình học tiếng Anh. Chúc các bạn học tốt!

Cùng chuyên mục:

Quá khứ của kneel là gì? Cách chia động từ kneel chính xác nhất

Quá khứ của kneel là gì? Cách chia động từ kneel chính xác nhất

Quá khứ của kneel là kneeled/knelt có thể sử dụng trong cả quá khứ đơn…

Borrow đi với giới từ gì? Nghĩa và cách dùng chuẩn trong tiếng Anh

Borrow đi với giới từ gì? Nghĩa và cách dùng chuẩn trong tiếng Anh

Borrow đi với giới từ from nghĩa là mượn vay đồ vật, tiền bạc từ…

Quá khứ của hide là gì? Cách chia động từ hide chuẩn nhất

Quá khứ của hide là gì? Cách chia động từ hide chuẩn nhất

Quá khứ của hide là hid (quá khứ đơn) và hidden (quá khứ phân từ),…

Cấu trúc offer quan trọng và cách dùng chuẩn trong tiếng Anh

Cấu trúc offer quan trọng và cách dùng chuẩn trong tiếng Anh

Offer nghĩa trong tiếng Anh là đề nghị, đưa ra, cung cấp, tiếp cận, mời…

Quá khứ của hand-feed là gì? Cách chia động từ hand-feed chuẩn nhất

Quá khứ của hand-feed là gì? Cách chia động từ hand-feed chuẩn nhất

Quá khứ của hand-feed là hand-fed, quá khứ đơn hay quá khứ phân từ đều…

Quá khứ của roughcast là gì? Chia động từ roughcast chuẩn

Quá khứ của roughcast là gì? Chia động từ roughcast chuẩn

Quá khứ của roughcast ở cột V2 và V3 là roughcasted, thường được dùng trong…

Quá khứ của handwrite là gì? Cách chia động từ handwrite chuẩn

Quá khứ của handwrite là gì? Cách chia động từ handwrite chuẩn

Quá khứ của handwrite ở dạng quá khứ đơn là handwrote, quá khứ phân từ…

Cấu trúc fail to V hay V-ing đúng chuẩn ngữ pháp tiếng Anh

Cấu trúc fail to V hay V-ing đúng chuẩn ngữ pháp tiếng Anh

Fail to V hay V-ing được sử dụng chuẩn xác theo quy tắc ngữ pháp…

Link xoilac 1 anstad.com, Link xoilac 2 sosmap.net, Link xoilac 3 cultureandyouth.org, Link xoilac 4 xoilac1.site, Link xoilac 5 phongkhamago.com, Link xoilac 6 myphamtocso1.com, Link xoilac 7 greenparkhadong.com, Link xoilac 8 xmx21.com, Link 6686 design 686.design, Link 6686 blog 6686.blog, Link 6686 express 6686.express, Link nha cai uy tin, Link 6686 bet, Link trực tiếp bóng đá colatv, Link trực tiếp bóng đá colatv, Link trực tiếp bóng đá colatv, Link rakhoi, Link caheo, Link mitom, Link saoke, Link vaoroi, Link cakhiatv, Link 90phut, Link socolive, Link xoivotv, Link cakhia, Link vebo, Link xoilac, Link xoilactv, Link xoilac tv, Link xôi lạc tv, Link xoi lac tv, Link xem bóng đá, Link trực tiếp bóng đá, Link xem bong da, Link xem bong da, Link truc tiep bong da, Link xem bóng đá trực tiếp, Link bancah5, trang cá độ bóng đá, trang cá cược bóng đá, trang ca do bong da, trực tiếp bóng đá, xoilac tv, rakhoi tv, xem trực tiếp bóng đá, bóng đá trực tiếp, mitom tv, truc tiep bong da, xem trực tiếp bóng đá, trực tiếp bóng đá hôm nay, 90phut trực tiếp bóng đá, trực tiếp bóng đá, bóng đá trực tiếp, vaoroitv, xôi lạc, saoke tv, top 10 nhà cái uy tín, nhà cái uy tín, nha cai uy tin, xem trực tiếp bóng đá, bóng đá trực tiếp, truc tiep bong da, xem bong da, caheo, socolive, xem bong da, xem bóng đá trực tuyến, xoilac, xoilac, mitom, caheo, vaoroi, caheo, 90phut, rakhoitv, 6686,
Top