MỚI CẬP NHẬT

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện là gì? công thức và bài tập áp dụng

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện là hình thức đảo ngược vị trí thông thường của vị ngữ và chủ ngữ, mục đích nhấn mạnh nghĩa của câu và giữ nguyên nghĩa gốc.

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện là một trong những cấu trúc ngữ pháp quan trọng xuất hiện nhiều trong các bài kiểm tra. Trong bài học này, hoctienganhnhanh sẽ giúp bạn ghi nhớ kiến thức về câu đảo ngữ một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.

Tìm hiểu về đảo ngữ câu điều kiện

Tìm hiểu về đảo ngữ câu điều kiện

Trước khi đi tới công thức của cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện, bạn cần hiểu câu đảo ngữ là gì và công dụng của nó. Đây có thể được xem là kiến thức nền mà bắt buộc ai học tiếng Anh cũng cần hiểu rõ.

Đảo ngữ câu điều kiện là gì?

Đảo ngữ là hình thức tiến hành đảo ngược vị trí thông thường của vị ngữ và chủ ngữ trong câu nhằm mục đích nhấn mạnh hoặc diễn tả chi tiết về ý định nói đến của người nói trong câu.

Trong đảo ngữ câu điều kiện sử dụng mệnh đề “If” kết hợp với “Should” “Were”,.. tuỳ vào từng loại câu điều kiện khác nhau.

Công dụng đảo ngữ câu điều kiện

Sử dụng cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện với 3 mục đích chính:

  • Nhấn mạnh mệnh đề If nói đến trong câu. Đảo ngữ câu điều kiện nhằm giúp người nói thay đổi cấu trúc linh hoạt, diễn tả rõ và cụ thể nội dung được nói đến trong câu.
  • Việc sử dụng câu đảo ngữ điều kiện còn giúp tăng thêm văn phong, tăng sự trang trọng của câu nói. Thay vì sử dụng một câu dài, đảo ngữ sẽ giúp rút gọn câu và tránh sự lặp lại.
  • Làm gọn mệnh đề, tránh sự lặp từ làm nhàm chán. Chẳng hạn, thay vì nói "Nếu tôi có tiền, tôi sẽ mua một chiếc xe hơi", ta có thể đảo ngữ thành "Tôi sẽ mua một chiếc xe hơi nếu tôi có tiền".

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện theo từng loại

Đảo ngữ câu điều kiện được chia làm 4 loại khác nhau, mỗi loại sẽ sử dụng cấu trúc khác. Cụ thể:

Đảo ngữ câu điều kiện loại 1

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 1

Đảo ngữ câu điều kiện loại 1 nhằm mục đích nhấn mạnh sắc thái lịch sự trong câu và được sử dụng để yêu cầu, nhờ vả.

Cấu trúc câu điều kiện loại 1: If + S1 + V (hiện tại), S2 + will/may/might/should/can… + V (infinitive)

=> Đảo ngữ: Should + S1 + (not)+ V (hiện tại), S2 + will/may/might/should/can… + V (infinitive)

Ví dụ:

If they freeze water, they’ll have ice.

= Should they freeze water, they’ll have ice.

(Nếu họ đóng băng nước thì họ sẽ có đá.)

If my sister feels happy, my parents will be satisfied.

= Should my sister feel happy, my parents will be satisfied.

(Nếu em gái tôi thấy vui vẻ thì bố mẹ tôi sẽ hài lòng.)

=> Trong cả 2 cấu trúc đảo ngữ này, đã được sử dụng “Should” lên đầu câu. Trong trường hợp đảo ngữ, Should được dịch là “nếu”. Ngoài ra, nếu trong câu điều kiện không có “Should” thì khi đảo ngữ ta có thể mượn trợ động từ “Should” thêm vào.

Đảo ngữ câu điều kiện loại 2

Đảo ngữ câu điều kiện loại 2

Đảo ngữ câu điều kiện loại 2 sử dụng trong trường hợp là tính huống giả định được nói đến không có thật. Việc sử dụng đảo ngữ điều kiện loại 2 giúp câu văn trở nên nhẹ nhàng hơn, dùng để đưa ra lời khuyên tế nhị cho người nghe.

Cấu trúc câu điều kiện loại 2: If + S1 + V (quá khứ), S2 + would/might/could… + V (infinitive)

=> Đảo ngữ: Were + S1 + (not) + O, S2 + would/might/could… + V (infinitive)

Lưu ý: Tương tự như cấu trúc câu điều kiện loại 2, ở câu đảo ngữ vẫn giữ nguyên động từ to be “Were” chứ không phải “Was”.

Trong câu điều kiện có “Were” thì bạn có thể đẩy “Were” lên đầu. Nếu trong câu không có “Were” bạn có thể mượn tobe “Were” để đưa lên đầu và thay V thành To V

Ví dụ 1:

If I were you, I would never love her

= Were I you, I would never love her

(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không bao giờ yêu cô ấy)

Ví dụ 2:

If I learnt Japanese, I would read a Japanese book

= Were I to learn Japanese,, I would read a Japanese book.

Giải thích: Ở ví dụ 1, trong câu điều kiện đã có “Were” nên khi đảo ngữ bạn có thể sử dụng “Were” và đưa lên đầu. Đối với ví dụ 2, bởi vì câu điều kiện gốc không xuất hiện “Were” bạn có thể mượn từ này và đưa lên đầu, đồng thời động từ “learn” -> “ to learn”

Đảo ngữ câu điều kiện loại 3

Đảo ngữ câu điều kiện loại 3

Đảo ngữ câu điều kiện loại 3 sử dụng với mục đích chính nhằm nhấn mạnh ý nghĩa ở mệnh đề giả thiết hơn. Công thức của trường hợp này cũng vô cùng đơn giản và dễ nhớ như sau:

Cấu trúc điều kiện loại 3: If + S1 + had + V2, S2 + would/might/could… + have + V2

=> Đảo ngữ: Had + S1 + (not) + V2, S2 + would/might/could… + have + V2

Ví dụ 1:

If she had found me, I would have given she the clue.

= Had she found me, I would have given she the clue.

(Nếu cô ấy đã tìm được tôi thì tôi đã cho cô ấy biết gợi ý.)

Ví dụ 2:

If Mikasa had not watched that movie, she would not have cried last night.

= Had Mikasa not watched that movie, she would not have cried last night.

(Nếu Mikasa mà không xem bộ phim đó thì cô ấy đã không khóc vào tối ngày hôm qua.)

=> Cả 2 ví dụ trên, bạn chỉ cần đưa “Had” lên đầu trong câu đảo ngữ điều kiện loại 3. Trong trường hợp câu phủ định, chỉ cần đưa “not” lên sau chủ ngữ.

Đảo ngữ câu điều kiện hỗn hợp

Câu điều kiện hỗn hợp là sự kết hợp giữ câu điều kiện loại 2 và loại 3. Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện hỗn hợp nhằm diễn tả sự tiếc nuối về một hành động của ai đó hoặc của người nói trong quá khứ.

Câu điều kiện hỗn hợp: If + S1 + had + V2, S2 + would/might/could… + V-infinitive

=> Đảo ngữ TH1: Had + S1 + (not) + V2 + O, S2 + would/might/could + V-infinitive

=> Đảo ngữ TH2: Were + S + (not) + be/to V, + S + would/might/could + have + P2

Ví dụ 1:

If Armin had accepted the proposal, he would be a manager now.

= Had Armin accepted the proposal, he would be a manager now.

(Nếu Armin đã đồng ý với lời đề nghị ấy thì giờ đây anh ấy đã làm quản lý rồi.)

Ví dụ 2:

If I had the chance, I could have become a fireman.

= Were I to have the chance, I could have become a fireman.

(Nếu tôi có cơ hội thì hồi đó tôi đã có thể trở thành lính cứu hoả.)

=> Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện hỗn hợp có 2 công thức khác nhau. Bởi câu điều kiện hỗn hợp là kết hợp giữa ĐK2 và ĐK3. Vậy nên, khi đảo ngữ, bạn có thể lựa chọn đưa ĐK3 lên trước hoặc ĐK2, cả 2 cách này sẽ không ảnh hưởng tới ý nghĩa của câu.

Lưu ý khi sử dụng đảo ngữ câu điều kiện

Những lưu ý khi sử dụng câu đảo ngữ

Mặc dù nhớ được cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện nhưng không ít bạn lại mất điểm khi làm kiểm tra. Một số lưu ý bắt buộc ghi nhớ khi sử dụng cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện gồm có:

  • Dấu phẩy: Khi đảo ngữ, cần đặt dấu phẩy trước “if” để phân tách hai mệnh đề

Ví dụ:

If she had known, she would have come.

= She would have come, if she had known. (Nếu bạn đã biết, bạn sẽ đến.)

  • Ý nghĩa: Câu điều kiện đảo ngữ có cùng ý nghĩa với câu điều kiện thông thường, tuy nhiên thường được sử dụng trong văn viết chính thức hơn.
  • Thời gian: Khi đảo ngữ, cần chú ý đến thời gian của câu.
  • Danh từ số ít và số nhiều: Khi đảo ngữ, cần lưu ý đến danh từ số ít và số nhiều trong câu.

Ví dụ:

If a student studies hard, he or she will pass the exam.

= He or she will pass the exam if a student studies hard. (Anh ấy hoặc cô ấy sẽ vượt qua kỳ thi nếu học sinh học tập chăm chỉ.)

  • Trạng từ chỉ thời gian: Nếu câu điều kiện chứa trạng từ chỉ thời gian, động từ ở mệnh đề đảo ngữ phải được điều chỉnh theo trạng từ đó.

Ví dụ:

If she wakes up early, she will go for a run.

= She will go for a run if she wakes up early. (Nếu cô ấy thức dậy sớm, cô ấy sẽ chạy bộ.)

Video bài học về cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện

Bạn có thể tổng hợp những kiến thức mà hoctienganh vừa chia sẻ về kiến thức cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện trong video bài học dưới đây:

Bài tập vận dụng về câu đảo ngữ

Viết lại những câu sau dưới dạng câu đảo ngữ

  1. She’ve never watched such a horrifying film. => Never…
  2. If Sasha hadn’t been late, she wouldn’t have missed the last train. => Had…
  3. Annie is my good friend as well as yours. => Not only…
  4. If the government raised taxes, they would make people angry. => Were…
  5. If I were you, I would tell Armin the truth. => Were…

Đáp án:

  1. Never have she watched such a horrifying film.
  2. Had Sasha NOT been late, she wouldn’t have missed the last train.
  3. Not only is Annie my good friend, but also yours.
  4. Were the government to raise taxes, they would make people angry.
  5. Were I you, I would tell Armin the truth.

Lời kết

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện có nhiều công thức khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại điều kiện. Nhưng đây là một trong những kiến thức trong tâm, xuất hiện rất nhiều trong đề thi. Chính vì thế, hy vọng với những kiến thức mà hoctienganhnhanh.vn vừa chia sẻ về câu đảo ngữ bạn đã nắm chắc chắn được phần ngữ pháp này!

Cùng chuyên mục:

Quá khứ của kneel là gì? Cách chia động từ kneel chính xác nhất

Quá khứ của kneel là gì? Cách chia động từ kneel chính xác nhất

Quá khứ của kneel là kneeled/knelt có thể sử dụng trong cả quá khứ đơn…

Borrow đi với giới từ gì? Nghĩa và cách dùng chuẩn trong tiếng Anh

Borrow đi với giới từ gì? Nghĩa và cách dùng chuẩn trong tiếng Anh

Borrow đi với giới từ from nghĩa là mượn vay đồ vật, tiền bạc từ…

Quá khứ của hide là gì? Cách chia động từ hide chuẩn nhất

Quá khứ của hide là gì? Cách chia động từ hide chuẩn nhất

Quá khứ của hide là hid (quá khứ đơn) và hidden (quá khứ phân từ),…

Cấu trúc offer quan trọng và cách dùng chuẩn trong tiếng Anh

Cấu trúc offer quan trọng và cách dùng chuẩn trong tiếng Anh

Offer nghĩa trong tiếng Anh là đề nghị, đưa ra, cung cấp, tiếp cận, mời…

Quá khứ của hand-feed là gì? Cách chia động từ hand-feed chuẩn nhất

Quá khứ của hand-feed là gì? Cách chia động từ hand-feed chuẩn nhất

Quá khứ của hand-feed là hand-fed, quá khứ đơn hay quá khứ phân từ đều…

Quá khứ của roughcast là gì? Chia động từ roughcast chuẩn

Quá khứ của roughcast là gì? Chia động từ roughcast chuẩn

Quá khứ của roughcast ở cột V2 và V3 là roughcasted, thường được dùng trong…

Quá khứ của handwrite là gì? Cách chia động từ handwrite chuẩn

Quá khứ của handwrite là gì? Cách chia động từ handwrite chuẩn

Quá khứ của handwrite ở dạng quá khứ đơn là handwrote, quá khứ phân từ…

Cấu trúc fail to V hay V-ing đúng chuẩn ngữ pháp tiếng Anh

Cấu trúc fail to V hay V-ing đúng chuẩn ngữ pháp tiếng Anh

Fail to V hay V-ing được sử dụng chuẩn xác theo quy tắc ngữ pháp…

Top