MỚI CẬP NHẬT

Hiểu cấu trúc viết lại câu trong tiếng Anh cơ bản và nâng cao

Những cấu trúc viết lại câu tiếng Anh và bí kíp học nhanh các mẫu câu cụ thể từ cơ bản cho tới nâng cao và những lưu ý tránh nhầm lẫn trong tiếng Anh.

Các cấu trúc viết lại câu là một trong những chủ điểm ngữ pháp quan trọng đối với người học tiếng Anh ở các kì thi. Việc nắm chắc những cấu trúc câu thông dụng cùng việc luyện tập kĩ năng với các dạng bài tập cụ thể sẽ giúp bạn học đạt được điểm số ưng ý.

Để giúp quá trình học trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn, học tiếng Anh sẽ tổng hợp giúp bạn những mẫu viết lại câu thông dụng nhất cùng bí kíp bỏ túi nhanh và sử dụng hiệu quả. Cùng bắt đầu ngay thôi nào!

Cấu trúc viết lại câu tiếng Anh là gì?

Diễn đạt ý nghĩa của câu gốc theo cách khác với cấu trúc viết lại câu

Cấu trúc viết lại câu trong tiếng Anh là thay đổi từ một câu gốc bằng cách dùng từ vựng và cấu trúc ngữ pháp khác nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu, thường thì chúng ta áp dụng cách này khi muốn tránh lặp lại và làm cho câu trả lời trở nên thú vị hơn.

Như vậy, khi viết lại câu, bạn có thể điều chỉnh các yếu tố như chủ ngữ, động từ, tân ngữ… để diễn đạt ý nghĩa của câu gốc theo cách khác nhưng vẫn phải đảm bảo rằng câu mới là hợp lý và dễ hiểu.

Ví dụ cụ thể dưới đây giúp bạn học hình dung cụ thể về cấu trúc viết lại câu trong tiếng Anh:

  • Câu gốc: My frequent indulgence in pizza dining every weekend stems from my love for Italian cuisine. (Niềm đam mê ăn pizza thường xuyên của tôi vào mỗi cuối tuần bắt nguồn từ tình yêu của tôi đối với ẩm thực Ý)
  • Câu sau khi viết lại: Because of my love for Italian cuisine, I often indulge in pizza dining every weekend. (Vì yêu thích ẩm thực Ý nên tôi thường mê ăn pizza vào mỗi cuối tuần)

Cách sử dụng cấu trúc viết lại câu trong tiếng Anh

Cách sử dụng cấu trúc viết lại câu.

Có nhiều cấu trúc viết lại câu khác nhau tùy thuộc vào kiểu câu và mục đích của việc viết lại câu.

Bên cạnh việc đảm bảo hiểu rõ cấu trúc ngữ pháp của câu gốc bao gồm cách sử dụng động từ, danh từ, tính từ, mạo từ, trạng từ, và các thành phần ngữ pháp khác đồng thời cần chú ý tới ý nghĩa hoặc thông điệp truyền đạt của câu sau khi viết lại.

Cùng học tiếng Anh nhanh tìm hiểu cách sử dụng cấu trúc viết lại câu như thế nào trong tiếng Anh để chuẩn ngữ pháp nhất nhé!

Cấu trúc viết lại câu trong tiếng Anh cơ bản

Cấu trúc viết lại câu trong tiếng Anh là một trong những chủ điểm ngữ pháp quan trọng, đặc biệt là đối với các bài thi hay bài kiểm tra tiếng Anh cơ bản.

Thông thường, các dạng đề kiểm tra luôn bao gồm một số các dạng câu viết lại và nó có thể gây khó khăn, nhầm lẫn cho bạn học nếu không nắm vững kiến thức ngữ pháp.

Cấu trúc viết lại câu trong tiếng Anh

Tần suất xuất hiện trong các dạng đề thi cơ bản

Câu tường thuật

26.1%

Câu bị động

25.6%

Câu điều kiện

20.3%

Mệnh đề phân từ

19.8%

Câu so sánh hơn

8.2%

Cấu trúc viết lại câu trong tiếng Anh nâng cao IELTS

Trong kỳ thi IELTS, có một số cấu trúc viết lại câu nâng cao mà bạn học cần biết để có thể nâng cao điểm số của mình.

Việc thực hành và nắm vững cách sử dụng các cấu trúc này trong ngữ cảnh phù hợp là rất quan trọng. Điều này có thể giúp bạn viết câu một cách chuẩn ngữ pháp trong kỳ thi IELTS.

Một ví dụ cụ thể đó chính là tiêu chí Grammatical Range and Accuracy trong phần thi IELTS Writing, tương đối quan trọng và đóng góp khoảng 25% số điểm.

Trong phần thi IELTS Writing, tiêu chí "Grammatical Range and Accuracy" tương đối quan trọng và đóng góp 25% số điểm. Để đạt được điểm cao trong tiêu chí này, thí sinh cần thể hiện các khả năng sau đây:

  • Grammatical Range: Bạn học nên sử dụng nhiều loại cấu trúc ngữ pháp khác nhau trong bài viết, không chỉ dựa vào một vài cấu trúc cơ bản, bao gồm việc sử dụng câu đơn, câu phức, cấu trúc câu điều kiện, câu bị động, câu so sánh và các cấu trúc câu phức tạo sự đa dạng trong bài viết.
  • Grammatical Accuracy: Việc sử dụng ngữ pháp cần phải chính xác. Bạn học nên tránh các lỗi ngữ pháp cơ bản như sai dấu câu, sai thì, sai số ít/nhiều, và sử dụng sai cấu trúc câu. Lỗi ngữ pháp có thể ảnh hưởng đến điểm số của bạn.

Khả năng sử dụng ngữ pháp linh hoạt và chính xác là yếu tố quan trọng trong việc đạt được điểm cao trong phần thi IELTS Writing. Bạn học cần luyện tập thường xuyên và biết cách áp dụng ngữ pháp vào việc bài thi để nâng cao kỹ năng này.

Tổng hợp mẫu viết lại câu thông dụng trong tiếng Anh

Cách biến đổi câu một cách sáng tạo và chính xác

Tổng hợp cấu trúc viết lại câu thông dụng trong tiếng Anh không chỉ giúp bạn mở rộng từ vựng và cách diễn đạt mà còn cải thiện kỹ năng viết và hiểu cấu trúc trong câu tiếng Anh. Nắm vững ngay cùng học tiếng Anh nhanh những cấu trúc viết lại câu thông dụng ngay sau đây:

Cấu trúc viết lại câu tường thuật

Cấu trúc viết lại câu tường thuật (reported speech) là cách biểu đạt lời nói của người khác một cách gián tiếp. Cấu trúc cụ thể: S + say(s)/said/tell(s)/told… + (to sb) + (that) + S + V + … Lưu ý:

  • says/say to + O => tells/tell + O
  • said to + O => told + O

Một số quy tắc quan trọng khi viết lại câu tường thuật như sau:

1. Thay đổi thì của động từ.

Thông thường thì của động từ trong câu tường thuật phụ thuộc vào thời điểm khi bạn nói lại, ví dụ:

  • Hiện tại đơn => Hiện tại đơn: She says: “I am busy”. => She says that she is busy. (Cô ấy nói rằng cô ấy bận)
  • Hiện tại đơn => Quá khứ đơn: She says: "I am busy”. => She said that she was busy. ((Cô ấy nói rằng cô ấy bận)
  • Quá khứ đơn => Quá khứ hoàn thành: She said: "I had finished it”. => She said that she had finished it. ((Cô ấy nói rằng cô ấy bận)

2. Thay đổi trạng từ chỉ nơi chốn và chỉ thời gian thích hợp.

Một số trạng từ chỉ thời gian như today, now, yesterday cần phải điều chỉnh để phù hợp với ý nghĩa của câu:

  • Today => That day: She said: "I will do it today”. => She said that she would do it that day. (Cô ấy nói rằng cô ấy sẽ làm điều đó vào ngày hôm đó)
  • Now => Then: She said: “I am busy now”. => She said that she was busy then. (Cô ấy nói lúc đó cô ấy bận)
  • Yesterday => The day before: She said: "I went to the store yesterday”. => She said that she had gone to the store the day before. (Cô ấy nói rằng cô ấy đã đến cửa hàng vào ngày hôm trước)

3. Thay đổi đại từ chính, đại từ sở hữu, tính từ sở hữu hoặc tân ngữ.

Thường thì bạn phải thay đổi đại từ và từ chỉ định phù hợp với ngữ cảnh của câu tường thuật.

  • I => She/He/They: He said: "I am coming”. => He said that he was coming. (Anh ấy nói rằng anh ấy sẽ đến)
  • My => His/Her/Their: She said: “This is my book”. => She said that that was her book. (Cô ấy nói rằng đó là cuốn sách của cô ấy)

4. Bỏ dấu ngoặc kép và dấu hai chấm: Trong một số trường hợp, bạn có thể loại bỏ dấu ngoặc kép và dấu chấm câu khi viết lại câu tường thuật. Ví dụ: She said: "It's raining". => She said it was raining. (Cô ấy nói trời đang mưa)

Lưu ý: Cấu trúc và quy tắc có thể thay đổi tùy theo ngữ cảnh và việc luyện tập viết lại câu tường thuật sẽ giúp bạn làm quen với cách sử dụng chúng.

Cấu trúc viết lại câu điều kiện

Công thức cơ bản cho cấu trúc viết lại câu điều kiện là: If + điều kiện ban đầu (mệnh đề điều kiện), thì (mệnh đề kết quả). Cấu trúc viết lại cụ thể cho từng loại câu điều kiện như sau:

  • Câu điều kiện loại 1 (Type 1 Conditional): If + Hiện tại đơn, thì Hiện tại đơn.

Ví dụ:

Câu gốc: If I have time, I will come to the party.

Câu viết lại: Provided I have time, I will come to the party.

(Nếu tôi có thời gian, tôi sẽ đến bữa tiệc)

  • Câu điều kiện loại 2 (Type 2 Conditional): If + Quá khứ đơn, thì Quá khứ đơn hoặc Quá khứ phân động.

Ví dụ:

Câu gốc: If I had more money, I would buy a car.

Câu viết lại: Had I had more money, I would have bought a car.

(Nếu tôi có nhiều tiền hơn, tôi sẽ mua một chiếc ô tô)

  • Câu điều kiện loại 3 (Type 3 Conditional): If + Quá khứ hoàn thành, thì Quá khứ hoàn thành.

Ví dụ:

Câu gốc: If she had studied, she would have passed the exam.

Câu viết lại: If she had studied, she could have passed the exam.

(Nếu cô ấy đã học, cô ấy đã có thể vượt qua kỳ thi)

  • Câu điều kiện hỗn hợp (Mixed Conditional): Điều kiện loại 2 với kết quả loại 3 hoặc ngược lại.

Ví dụ:

Câu gốc: If I had known, I would tell you.

Câu viết lại: Had I known, I would tell you.

(Nếu tôi biết, tôi sẽ nói với bạn)

  • Câu điều kiện loại 0 (Zero Conditional): If + Hiện tại đơn, thì Hiện tại đơn.

Ví dụ:

Câu gốc: If you heat water to 100 degrees Celsius, it boils.

Câu viết lại: When you heat water to 100 degrees Celsius, it boils.

(Khi bạn đun nóng nước đến 100 độ C, nó sẽ sôi)

  • Câu điều kiện với Unless:

Câu điều kiện có thể được viết lại bằng cách sử dụng từ unless để diễn đạt điều kiện phủ định dựa trên cấu trúc: Unless = If not

Ví dụ:

Câu gốc: If you study hard, you will pass the exam. (Nếu bạn học hành chăm chỉ, bạn sẽ vượt qua bài kiểm tra)

Câu viết lại: You will not pass the exam unless you study hard. (Bạn sẽ không thể vượt qua bài kiểm tra nếu không học hành chăm chỉ)

Cấu trúc viết lại câu bị động

Cấu trúc viết lại câu bị động thường bắt đầu bằng một đối tượng (tân ngữ) và sau đó là động từ to be (thường là is, are, hoặc was, were) theo sau bởi một động từ quá khứ phân từ. Cấu trúc viết lại câu cụ thể như sau:

  • Câu bị động trong thì hiện tại đơn: S + am/is/are + V (V3) + O (nếu có).

Ví dụ:

Câu gốc: They repair the car. (Họ sửa xe hơi)

Câu bị động: The car is repaired by them. (Xe hơi được sửa bởi họ)

  • Câu bị động trong thì quá khứ đơn: S + was/were + V (V3) + O (nếu có).

Ví dụ:

Câu gốc: She wrote the book. (Cô ấy viết cuốn sách)

Câu bị động: The book was written by her. (Cuốn sách được viết bởi cô ấy)

  • Câu bị động trong thì tương lai đơn: S + will be + V (V3) + O (nếu có).

Ví dụ:

Câu gốc: They will build a new house. (Họ sẽ xây dựng một căn nhà mới.)

Câu bị động: A new house will be built by them. (Một căn nhà mới sẽ được xây dựng bởi họ)

Cấu trúc viết lại câu sử dụng mệnh đề phân từ

Cấu trúc viết lại câu sử dụng mệnh đề phân từ là một cách biểu đạt thông tin một cách rõ ràng và ngắn gọn hơn. Cụ thể:

  1. Xác định mệnh đề phân từ trong câu gốc.
  2. Chia câu gốc thành hai phần: một phần chứa mệnh đề phân từ và một phần chứa phần còn lại của câu.
  3. Sử dụng mệnh đề phân từ trong phần đầu của câu mới và chèn nó vào câu theo cách thích hợp.

Ví dụ:

Câu gốc: Feeling tired, she decided to take a nap.

Câu viết lại sử dụng mệnh đề phân từ: Feeling tired, she took a nap.

Bản dịch: Cảm thấy mệt, cô ấy quyết định đi ngủ.

Trong ví dụ này, mệnh đề phân từ Feeling tired được sử dụng để bắt đầu câu, thay thế cho She decided to take a nap làm cho câu trở nên ngắn gọn và truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng hơn.

Cấu trúc viết lại câu so sánh

Để viết lại câu so sánh, bạn cần chú ý đến cấu trúc và ý nghĩa của câu gốc. Dựa vào loại so sánh (so sánh bằng, so sánh hơn, hoặc so sánh kém), bạn học có thể sử dụng các cụm từ và từ ngữ phù hợp. Cách viết lại câu so sánh phụ thuộc vào ngữ cảnh và ý nghĩa cụ thể của câu gốc, cụ thể:

  • So sánh bằng: S + V + the same + noun + as + noun/pronoun.

Ví dụ:

Câu gốc: My car is as fast as his car.

Câu viết lại: My car is equally fast as his car.

Bản dịch: Xe của tôi cũng nhanh như xe của anh ấy.

  • So sánh hơn: S + to be verb + more/less + adjective/adverb + than + S + to be verb + the rest of the sentence.

Ví dụ:

Câu gốc: She is smarter than her brother.

Câu viết lại: She is more intelligent than her brother.

Bản dịch: Cô ấy thông minh hơn anh trai cô ấy.

  • So sánh kém: S + to be verb + less/not as + adjective/adverb + as + S + to be verb + the rest of the sentence

Ví dụ:

Câu gốc: This book is less interesting than the one I read yesterday.

Câu viết lại: This book is not as interesting as the one I read yesterday.

Bản dịch: Cuốn sách này không thú vị bằng cuốn sách tôi đọc ngày hôm qua.

Cấu trúc viết lại câu ước

Để viết lại câu ước, bạn cần sử dụng cấu trúc phù hợp với loại câu ước mà bạn muốn biểu đạt. Cấu trúc thường được sử dụng cho các loại câu ước sau đây:

  • Cấu trúc câu ước thì hiện tại:

Thể khẳng định: S + wish(es) + S + V2/-ed + O (to be: were / weren’t)

Thể phủ định: S + wish(es) + S + didn’t + V1 = If only + S+ V (simple past)

Ví dụ: I don't have much free time. (Tôi không có nhiều thời gian rảnh) => I wish I had more free time. (Tôi ước tôi có nhiều thời gian rảnh hơn)

  • Cấu trúc câu ước thì quá khứ:

Thể khẳng định: S + wish(es) + S + had + V3/-ed

Thể phủ định: S + wish(es) + S + hadn’t + V3/-ed = If only + S + V ( P2)

Ví dụ: I didn't study hard for the exam. (Tôi đã không học chăm chỉ cho kỳ thi) => I wish I had studied harder for the exam. (Tôi ước tôi đã học chăm chỉ hơn cho kỳ thi)

  • Cấu trúc câu ước thì tương lai:

Thể khẳng định: S+ wish(es) + S + would + V1

Thể phủ định: S + wish(es) + S + wouldn’t + V1 = If only + S + would/ could + V (bare-infinitive)

Ví dụ: She will come to the party. (Cô ấy sẽ đến buổi tiệc) => I wish she would come to the party. (Tôi ước cô ấy sẽ đến buổi tiệc)

Cấu trúc viết lại câu trực tiếp gián tiếp dạng mệnh lệnh, yêu cầu

Để viết lại câu trực tiếp thành câu gián tiếp dạng mệnh lệnh, bạn cần sử dụng cấu trúc sau: S + told/required/ordered… + O + not to V (nguyên thể). Ví dụ:

Câu trực tiếp: She said: “Please pass me the salt”.

Câu gián tiếp dạng mệnh lệnh: She asked me to pass her the salt.

Bản dịch: Cô ấy nhờ tôi đưa muối cho cô ấy.

Cấu trúc viết lại câu trực tiếp gián tiếp dạng câu hỏi

  • Câu hỏi Yes/No Questions: S + asked (+O)/wondered/inquired/wanted to know/… + if/whether + S + V

Ví dụ: Câu trực tiếp (Yes/No Question): She asked: “Are you coming to the party?

Câu gián tiếp dạng câu hỏi: She asked if I was coming to the party.

Bản dịch: Cô ấy hỏi tôi có đến dự bữa tiệc không.

  • Câu hỏi Wh: S + asked (+O)/wanted to know/required/wondered/… + Wh-words + S + V. Ví dụ:

Câu trực tiếp: He asked: “What time is the meeting?

Câu gián tiếp dạng câu hỏi: He asked what time the meeting was.

Bản dịch: Anh ấy hỏi cuộc họp diễn ra vào lúc mấy giờ.

Một số cấu trúc viết lại câu khác trong tiếng Anh

Biểu đạt lại câu bằng nhiều cách khác nhau với cấu trúc viết lại câu

Ngoài những cấu trúc phổ biến viết lại câu trong các kì thi, bạn học có thể học thêm một số cấu trúc khác để có thể giúp bạn biểu đạt lại câu bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mục đích và ngữ cảnh của câu gốc và đạt điểm cao hơn trong các kì thi tiếng Anh nâng cao. Lưu lại để học ngay nhé!

Cấu trúc viết lại câu chỉ nguyên nhân

Cấu trúc: Because, Since, As… + S + V + O => Because of, Due to, As a result of + Noun/ V-ing.

Ví dụ:

  • Câu gốc: He couldn't attend the meeting because he was sick.
  • Câu viết lại: He couldn't attend the meeting because of his sickness.

Bản dịch: Anh ấy không thể tham dự cuộc họp vì bị ốm.

Cấu trúc viết lại câu chỉ sự tương phản

Cấu trúc: Although/Though/Even though… + S + V + O => Despite/ In spite of + Noun/ V-ing.

Ví dụ:

  • Câu gốc: Although it was raining, they went for a walk.
  • Câu chuyển lại: Despite the rain, they went for a walk.

Bản dịch: Mặc dù trời mưa, họ vẫn đi dạo.

Cấu trúc viết lại câu sử dụng So - Such

Cấu trúc: So + adjective/adverb + that ⇔ Such + noun + that.

Ví dụ:

  • Câu gốc: The movie was so boring that I fell asleep.
  • Câu viết lại: The movie was such a bore that I fell asleep.

Bản dịch: Bộ phim quá chán khiến tôi ngủ quên mất.

Cấu trúc viết lại câu chuyển từ thì hiện tại hoàn thành sang quá khứ đơn và ngược lại

  • Dạng 1: Đây là lần đầu tiên làm chuyện đó ⇔ Chưa bao giờ làm chuyện đó trước đây.

Ví dụ: This is the first time I have seen her. (Đây là lần đầu tôi thấy cô ấy)

⇔ I have never seen her before. (Tôi chưa bao giờ thấy cô ấy trước đây)

  • Dạng 2: Bắt đầu làm gì đó cách đây + khoảng thời gian ⇔ Đã làm chuyện đó for + khoảng thời gian.

Ví dụ: I started / begun studying Vietnamese five years ago. (Tôi bắt đầu học tiếng Việt cách đây năm năm) ⇔ I have studied Vietnamese for five years. (Tôi đã học tiếng Việt được năm năm)

  • Dạng 3: Lần cuối cùng làm chuyện đó là khi… ⇔ Không làm chuyện đó từ khi.

Ví dụ: I last saw him when I was a student. (Lần cuối cùng tôi thấy anh ta là khi tôi là sinh viên) ⇔ I haven't seen him since I was a student. (Tôi đã không thấy anh ta từ khi tôi là sinh viên)

  • Dạng 4: Đã + khoảng thời gian từ khi làm gì đó lần cuối ⇔ Không làm việc đó được + khoảng thời gian.

Ví dụ: It's five years since I last met him. (Đã 5 năm từ khi tôi gặp anh ta lần cuối) ⇔ I haven't met him for five years. (Tôi đã không gặp anh ta 5 năm rồi)

Cấu trúc viết lại câu sử dụng it was not until … that (Mãi cho tới khi)

Cấu trúc: S + didn’t + V (bare) + …. until … ⇔ It was not until + … + that + …

Ví dụ:

  • Câu gốc: She didn't find her true passion until she finished college.
  • Câu viết lại: It was not until she finished college that she found her true passion.

Bản dịch: Cô ấy không tìm thấy đam mê thực sự của mình cho đến khi cô ấy tốt nghiệp đại học.

Cấu trúc viết lại câu chuyển từ started/began sang thì hiện tại hoàn thành

Cấu trúc: S + began/ started + V-ing/to V + thời gian ago ⇔ S + have/has + V3/-ed hoặc been + V-ing + since/for…

Ví dụ:

  • Câu gốc: She began working at the company two years ago.
  • Câu viết lại: She has worked at the company for two years.

Bản dịch: Cô ấy đã làm việc tại công ty này được hai năm.

Cấu trúc viết lại câu với This is the first time

Cấu trúc: This is the first time + S + have/has + V3/-ed ⇔ S + have/has + never (not) + V3/-ed + before…

Ví dụ:

  • Câu gốc: This is the first time I have visited New York.
  • Câu viết lại: I have never visited New York before.

Bản dịch: Đây là lần đầu tiên tôi đã đến New York.

Cấu trúc viết lại câu đề nghị

Cấu trúc: Suggest that, Let’s,…: Shall we + V

⇔ Let’s + V

⇔ S + suggest + that + S + present subjunctive

⇔ In my opinion

Ví dụ: Shall we go for a walk? ⇔ Let's go for a walk. (Chúng ta đi dạo nhé)

Cấu trúc viết lại câu sử dụng cấu trúc would prefer và would rather

Cấu trúc: S + would prefer + sb + to V ⇔ S + would rather + sb + V2/-ed…

Ví dụ:

  • Câu gốc: I would prefer you to come with me.
  • Câu viết lại: I would rather you came with me.

Bản dịch: Tôi thích bạn đi cùng tôi hơn.

Cấu trúc so that/ in order that (khi chủ ngữ ở 2 câu khác nhau)

Cấu trúc: S + V + so that/ in order that + S + V ⇔ S + V + (for O) + to infinitive…

Ví dụ:

  • Câu gốc: He worked hard so that he could pass the exam.
  • Câu viết lại: He worked hard for himself to pass the exam.

Bản dịch: Anh ấy đã làm việc chăm chỉ cho bản thân để đỗ kỳ thi.

Cấu trúc viết lại câu với cấu trúc It takes time (Dành/tốn bao nhiêu thời gian để làm gì)

Cấu trúc: S + V + … + time ⇔ It takes/took + someone + time + to V…

Ví dụ:

  • Câu gốc: Learning a new language takes time.
  • Câu viết lại: It takes someone time to learn a new language.

Bản dịch: Việc học một ngôn ngữ mới mất thời gian.

Cấu trúc viết lại câu với cấu trúc It’s time/ It’s high time/ It’s about time (Đã đến lúc làm việc gì)

Cấu trúc: S + should/ought to/had better + V ⇔ It’s (high/about) time + S + V2/-ed…

Ví dụ:

  • Câu gốc: You should start studying for the exam.
  • Câu viết lại: It's time you started studying for the exam.

Bản dịch: Đã đến lúc bạn bắt đầu học cho kỳ thi.

Cấu trúc viết lại câu với cấu trúc too to … enough (không thể)

Cấu trúc: S + V + too + Adj + to V ⇔ S + not + Adj (ngược lại) + enough + to V…

Ví dụ:

  • Câu gốc: She is too young to drive a car.
  • Câu viết lại: She is not old enough to drive a car.

Bản dịch: Cô ấy chưa đủ tuổi để lái xe ô tô.

Cấu trúc viết lại câu với cấu trúc It is necessary that (Điều cần thiết là…)

Cấu trúc: Need to V ⇔ It is (not) necessary (for sbd) + to V…

Ví dụ:

  • Câu gốc: It is necessary that you complete the assignment by Friday.
  • Câu viết lại: You need to complete the assignment by Friday.

Bản dịch: Bạn cần phải hoàn thành bài tập vào thứ Sáu.

Cấu trúc viết lại câu với cấu trúc so … that và such … that (quá … đến nỗi)

Cấu trúc: S + be + so + adj + that + S + V ⇔ It + be + such + Noun + that + S + V…

Ví dụ:

  • Câu gốc: The movie was so interesting that I couldn't stop watching.
  • Câu viết lại: It was such an interesting movie that I couldn't stop watching.

Bản dịch: Đó là một bộ phim thú vị đến nỗi tôi không thể ngừng xem.

Bài tập tiếng Anh luyện tập kĩ năng sử dụng cấu trúc viết lại câu

Kĩ năng sử dụng cấu trúc viết lại câu

Sử dụng những cấu trúc viết lại câu đã học để làm bài tập sau đây:

1. The last time I went to Ho Chi Minh City was ten years ago.

=> It_____________________________

2. Although he was very tired, he tried to help me with my homework.

=> Tired asIt_______________________

3. The car is too expensive. I can't afford it.

=> It was_________________________

4. It's the first time I've been to New York.

=> I haven't_______________________

5. You damaged my camera, said Hung to his sister.

=> Hung accused___________________

6. We didn't have any holidays until this summer.

=> It was not______________________

7. If you hadn't studied hard, you would have failed the exam.

=> Had___________________________

8. Lan is pretty but Mai is prettier.

Mai is the

9. This is the best film I've ever seen.

=> I've___________________________

10. My school has over 800 students.

=> There are______________________

  • Đáp án:

1. It is/has been ten years since I last went to Ho Chi Minh city

Cấu trúc: The last time + S + V2/ed.....+ was + time......

It is/ has been + time + since S + last + V2/ed...

2. Tired as he was, he tried to help me with my homework.

Cấu trúc: Adj + as + S + to be, mệnh đề - Although + mệnh đề 1, mệnh đề 2 (Mặc dù....nhưng...)

3. It was such an expensive car that I couldn't afford it.

Cấu trúc: It + is/ was + such + (a/an) + adj + N + that + mệnh đề (quá ....đến nỗi mà....)

4. Thì hiện tại hoàn thành: S + have/has + PP

5. Hung accused her sister of damaging his camera.

Cấu trúc : Accuse sb of sth: buộc tội ai về việc gì

6. It was not until this summer that we had some holidays.

Cấu trúc : It was not until....that + mệnh đề (mãi cho đến khi ....thì)

7. Had you not studied hard, you would have failed the exam.

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 3: Had + S + (not) PP..., S + would have + PP...

8. Mai is the prettier of the two girls.

So sánh hơn với cụm từ “of the two +N”:

S + be + the + hình thức so sánh hơn + of the two + N(s).

9. I've never seen a better film than this film. Hoặc I've never seen such a good film.

10. There are over 800 students in my school. There + is/ are + số lượng + N....(Có...)

Qua chuyên mục bài viết về những cấu trúc viết lại câu tiếng Anh và bí kíp học nhanh các mẫu câu cụ thể, mong rằng bạn học sẽ nắm rõ kiến thức lý thuyết để sử dụng và áp dụng một cách chuẩn xác trong các bài thi với dạng đề về cấu trúc viết lại câu. Đừng quên theo dõi trang web hoctienganhnhanh.vn để học thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé. Chúc các bạn học tập tốt!

Bật chế độ hỗ trợ trình đọc màn hình

Để bật chế độ hỗ trợ đọc màn hình, nhấn Ctrl+Alt+Z Để tìm hiểu thêm về các phím tắt, nhấn Ctrl+dấu gạch chéo

Cùng chuyên mục:

Quá khứ của kneel là gì? Cách chia động từ kneel chính xác nhất

Quá khứ của kneel là gì? Cách chia động từ kneel chính xác nhất

Quá khứ của kneel là kneeled/knelt có thể sử dụng trong cả quá khứ đơn…

Borrow đi với giới từ gì? Nghĩa và cách dùng chuẩn trong tiếng Anh

Borrow đi với giới từ gì? Nghĩa và cách dùng chuẩn trong tiếng Anh

Borrow đi với giới từ from nghĩa là mượn vay đồ vật, tiền bạc từ…

Quá khứ của hide là gì? Cách chia động từ hide chuẩn nhất

Quá khứ của hide là gì? Cách chia động từ hide chuẩn nhất

Quá khứ của hide là hid (quá khứ đơn) và hidden (quá khứ phân từ),…

Cấu trúc offer quan trọng và cách dùng chuẩn trong tiếng Anh

Cấu trúc offer quan trọng và cách dùng chuẩn trong tiếng Anh

Offer nghĩa trong tiếng Anh là đề nghị, đưa ra, cung cấp, tiếp cận, mời…

Quá khứ của hand-feed là gì? Cách chia động từ hand-feed chuẩn nhất

Quá khứ của hand-feed là gì? Cách chia động từ hand-feed chuẩn nhất

Quá khứ của hand-feed là hand-fed, quá khứ đơn hay quá khứ phân từ đều…

Quá khứ của roughcast là gì? Chia động từ roughcast chuẩn

Quá khứ của roughcast là gì? Chia động từ roughcast chuẩn

Quá khứ của roughcast ở cột V2 và V3 là roughcasted, thường được dùng trong…

Quá khứ của handwrite là gì? Cách chia động từ handwrite chuẩn

Quá khứ của handwrite là gì? Cách chia động từ handwrite chuẩn

Quá khứ của handwrite ở dạng quá khứ đơn là handwrote, quá khứ phân từ…

Cấu trúc fail to V hay V-ing đúng chuẩn ngữ pháp tiếng Anh

Cấu trúc fail to V hay V-ing đúng chuẩn ngữ pháp tiếng Anh

Fail to V hay V-ing được sử dụng chuẩn xác theo quy tắc ngữ pháp…

Top