Trọn bộ trọng tâm ngữ pháp tiếng Anh lớp 9 chuẩn nhất
Bài tổng hợp kiến thức ngữ pháp tiếng Anh lớp 9 quan trọng xuyên suốt năm học. Hệ thống các cấu trúc đơn giản, ví dụ và bài tập dễ hiểu, đa dạng.
Các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh lớp 9 giống như những chìa khóa quan trọng để các sĩ tử chinh phục thành công những cánh cửa dẫn đường tới tương lai diệu kỳ, vượt qua kì thi chuyển cấp đầy thử thách. Trong bài viết dưới đây, cùng học tiếng Anh nhanh tổng hợp đầy đủ mọi kiến thức ngữ pháp một cách nhanh nhất nhé!
Các thì cơ bản trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9
Muốn nắm vững kiến thức trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9, nhất định phải vững vàng về các thì cơ bản trước nha.
Thì hiện tại đơn (Simple present tense)
Thì hiện tại đơn (Simple present tense) trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9
Cách dùng:
- Thể hiện điều gì luôn đúng, được coi là điều hiển nhiên hay hành động, sự việc nào đó xảy ra thường xuyên, lặp đi lặp lại theo thói quen hoặc phong tục, khả năng.
- Nói về lịch trình tàu xe, thời gian biểu.
- Diễn tả năng lực của con người.
Cấu trúc:
Động từ thường |
Động từ to be |
|
Khẳng định |
S + V (s/ es) + O |
S + is/ am/ are + O |
Phủ định |
S + do/ does + not + V + O |
S + is/ am/ are + not + O |
Nghi vấn |
Do/ does + S + V + O? |
Is/ Am/ Are + S + O? |
Dấu hiệu nhận biết:
-
Xuất hiện các từ chỉ tần suất: always, often, usually, sometimes, seldom, never, every day, twice in a month, …
Lưu ý:
- Cần thêm đuôi “es” vào sau các động từ có tận cùng là “o/ s/ x/ ch/ sh” (mẹo nhớ: “Ông Sáu chạy xe SH”).
- Quy tắc thêm đuôi “s” hay “es”:
- Động từ kết thúc bằng “o/ s/ x/ ch/ sh” thêm “es”.
- Ví dụ: watch → watches, …
- Động từ kết thúc bằng “y”, trước có một phụ âm thì bỏ đuôi “y” rồi thêm “ies”.
- Ví dụ: study → studies, …
- Các trường hợp còn lại thì thêm đuôi “s” bình thường.
- Trường hợp bất quy tắc: have → has.
Ví dụ:
- I often wake up at 6 AM. (Tôi thường dậy lúc 6 giờ sáng.)
- The earth moves around the sun. (Trái Đất quay quanh mặt trời.)
- This coach leaves at 10 PM. (Xe khách rời đi lúc 10 giờ tối.)
Thì quá khứ đơn (Past simple)
Thì quá khứ đơn (Past simple)
Cách dùng trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9:
-
Diễn tả các hành động diễn ra và đã kết thúc tại một mốc thời gian nhất định trong quá khứ.
Cấu trúc:
Động từ thường |
Động từ to be |
|
Khẳng định |
S + V-ed + O |
S + was/ were + O |
Phủ định |
S + did + not + V + O |
S + was/ were + not + O |
Nghi vấn |
Did + S + V + O? |
Was/ were + S + O? |
Dấu hiệu nhận biết:
-
Xuất hiện các từ: In + năm trong quá khứ, yesterday, last night, last month, ago, …
Lưu ý:
- “When” + thì quá khứ đơn.
- “When” + hành động thứ nhất.
- Quy tắc thêm đuôi “ed”:
- Với những động từ kết thúc bằng “e”, chỉ cần thêm “d”.
- Ví dụ: dance → danced, …
- Với những động từ kết thúc bằng phụ âm và “y”, cần đổi “y” thành “i” rồi thêm “ed”.
Ví dụ: study → studied, …
- Với những động từ kết thúc bằng nguyên âm và “y” thì thêm đuôi “ed”.
Ví dụ: play → played, …
- Với những động từ có một âm tiết, kết thúc bằng “phụ âm + nguyên âm + phụ âm”, cần gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm đuôi “ed”.
Ví dụ: plan → planned, …
- Với những động từ có hai âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai, có tận cùng là một “phụ âm” và trước đó là một nguyên âm thì phải nhân đôi phụ âm, sau mới thêm “ed”.
Ví dụ: prefer → preferred, …
- Những trường hợp khác với động từ thường thì chỉ cần thêm “ed”.
Ví dụ:
-
We went to the cinema a month ago. (Chúng tôi đã đến rạp chiếu phim vào tháng trước.)
Thì tương lai đơn (Simple future)
Thì tương lai đơn (Simple future)
Cách dùng:
- Diễn tả hành động sẽ được thực hiện trong tương lai.
- Diễn tả một quyết định ngay tại thời điểm nói.
- Diễn tả lời hứa.
Cấu trúc:
- Khẳng định: S + shall/ will + V-inf + O
- Phủ định: S + shall/ will + not + V-inf + O
- Nghi vấn: Shall/ will + S + V-inf + O?
Dấu hiệu nhận biết:
-
Xuất hiện các từ: this …, tonight, tomorrow, …
Lưu ý:
-
In + thời gian trong tương lai.
Ví dụ:
-
I will go to university next five years. (Năm năm nữa tôi sẽ vào đại học.)
Thì hiện tại tiếp diễn (Present progressive)
Thì hiện tại tiếp diễn (Present progressive) trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9
Cách dùng:
- Diễn tả hành động đang diễn ra ở hiện tại.
- Diễn tả hành động theo sau mệnh đề chỉ mệnh lệnh.
- Diễn tả một sự phàn nàn về một hành động thường xuyên xảy ra, đi kèm “always”.
- Diễn tả hành động sắp diễn ra trong tương lai gần.
Cấu trúc:
- Khẳng định: S + be (am/ is/ are) + V-ing + O
- Phủ định: S + be + not + V-ing + O
- Nghi vấn: Be + S + V-ing + O?
Dấu hiệu nhận biết:
-
Xuất hiện các từ: now, right now, at present, at the moment, …
Lưu ý:
- Không sử dụng thì này với những động từ chỉ nhận thức, tri giác: to be, see, know, like, hate, want, feel, think, smell, …
- Quy tắc thêm đuôi “ing”:
- Thường, chỉ cần thêm vào sau động từ.
- Khi động từ có tận cùng là “e”, bỏ “e” rồi thêm đuôi “ing”.
- Khi động từ có tận cùng là “ie”, thay “ie” thành đuôi “y” rồi thêm đuôi “ing”.
- Những quy tắc cần gấp đôi phụ âm cuối khi thêm đuôi “ing” tồn tại ở các động từ có một âm tiết, tận cùng là “nguyên âm + phụ âm (trừ “h/ w/ x/ y)” thì cần gấp đôi phụ âm rồi mới thêm “ing”.
- Khi động từ có hai âm tiết, trọng âm sẽ thường rơi vào âm tiết thứ hai. Tận cùng của động từ là “nguyên âm + phụ âm (trừ h/ w/ x/ y) thì ta gấp đôi phụ âm rồi thêm “ing”.
- Những động từ có tận cùng là “c” thì cần thêm “k” ở cuối, sau đó thêm “ing”.
Ví dụ:
- My sister is coming tomorrow. (Ngày mai chị tôi sẽ tới.)
- Be quiet, they are studying. (Hãy trật tự, họ đang học đấy.)
Thì quá khứ tiếp diễn (Past progressive)
Thì quá khứ tiếp diễn (Past progressive)
Cách dùng:
- Diễn tả hành động đang xảy ra tại thời điểm một mốc thời gian trong quá khứ.
- Diễn tả một hành động đang xảy ra trong quá khứ thì có một hành động khác chen vào (trong câu thường có “while”).
Cấu trúc:
- Khẳng định: S + was/ were + V-ing + O
- Phủ định: S + wasn’t/ weren’t + V-ing + O
- Nghi vấn: Was/ were + S + V-ing + O?
Dấu hiệu nhận biết trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9:
-
Xuất hiện các cụm hay từ: at that time, at that moment, at this time last night, while, where, at that very moment, when, …
Lưu ý:
- Chủ từ + were/ was + động từ thêm đuôi “ing”.
- “While” + thì quá khứ tiếp diễn.
- Quy tắc thêm đuôi “ing”:
- Thường, chỉ cần thêm vào sau động từ.
- Khi động từ có tận cùng là “e”, bỏ “e” rồi thêm đuôi “ing”.
- Khi động từ có tận cùng là “ie”, thay “ie” thành đuôi “y” rồi thêm đuôi “ing”.
- Những quy tắc cần gấp đôi phụ âm cuối khi thêm đuôi “ing” tồn tại ở các động từ có một âm tiết, tận cùng là “nguyên âm + phụ âm (trừ “h/ w/ x/ y)” thì cần gấp đôi phụ âm rồi mới thêm “ing”.
- Khi động từ có hai âm tiết, trọng âm sẽ thường rơi vào âm tiết thứ hai. Tận cùng của động từ là “nguyên âm + phụ âm (trừ h/ w/ x/ y) thì ta gấp đôi phụ âm rồi thêm “ing”.
- Những động từ có tận cùng là “c” thì cần thêm “k” ở cuối, sau đó thêm “ing”.
Ví dụ:
-
While I was running, I met my ex. (Khi tôi đang chạy bộ thì tôi gặp người yêu cũ.)
Thì tương lai tiếp diễn (Future continuous)
Thì tương lai tiếp diễn (Future continuous)
Cách dùng:
- Diễn tả hành động sẽ xảy ra tại một mốc thời gian xác định trong tương lai.
- Diễn tả hành động xảy ra thì một hành động khác xen vào trong tương lai.
Cấu trúc:
- Khẳng định: S + will + be + V-ing + O
- Phủ định: S + will + not + be + V-ing + O
- Nghi vấn: Will + S + be + V-ing + O?
Dấu hiệu nhận biết:
-
At + thời gian cụ thể trong tương lai.
Ví dụ:
- At 8 AM tomorrow, I will be having breakfast with my family. (Vào 8 giờ sáng mai, tôi sẽ đang ăn sáng với gia đình.)
- When my family go to vacation tomorrow, I will be performing at school. (Khi cả nhà tôi đang đi nghỉ vào ngày mai thì tôi đang biểu diễn tại trường học.)
Thì hiện tại hoàn thành (Present perfect)
Thì hiện tại hoàn thành (Present perfect)
Cách dùng:
- Diễn tả hành động xảy ra trong quá khứ, vẫn còn diễn ra ở hiện tại và có khả năng kéo dài đến cả tương lai.
- Diễn tả một kinh nghiệm của bản thân.
Cấu trúc:
- Khẳng định: S + have/ has + P2 + O
- Phủ định: S + have/ has + not + P2 + O
- Nghi vấn: Have/ has + S + P2 + O?
Dấu hiệu nhận biết:
-
Xuất hiện các từ: already, not … yet, just, ever, before, ago, up to new, …
Lưu ý:
- “Since” + thời gian bắt đầu. Khi người nói dùng “since”, tức là người nghe phải tính xem thời gian là bao lâu.
- “For” + khoảng thời gian. Khi người nói dùng “for”, người nói cần tính thời gian là bao lâu.
Ví dụ:
- My neighbor and I have studied in the same class for 2 years. (Hàng xóm của tôi và tôi đã học chung lớp trong 2 năm.)
- Nhi is the best girl I have ever met. (Nhi là người con gái tốt nhất tôi từng gặp.)
Thì quá khứ hoàn thành (Past perfect)
Thì quá khứ hoàn thành (Past perfect)
Cách dùng:
-
Diễn tả hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ, hoặc trước một thời điểm nào trong quá khứ, kết thúc trước một hành động khác trong quá khứ.
Cấu trúc:
- Khẳng định: S + had + P2 + O
- Phủ định: S + had + not + P2 + O
- Nghi vấn: Had + S + P2 + O?
Dấu hiệu nhận biết:
-
Xuất hiện một số từ nhận biết: before, after, until, by the time, when by, …
Lưu ý:
- Có thể xác định thì thông qua vị trí của một số liên từ:
- Before (trước khi): mệnh đề trước liên từ này dùng quá khứ hoàn thành, sau thì dùng quá khứ đơn.
- After (sau khi): dùng quá khứ hoàn thành sau mệnh đề này.
- …
- Hardly/ Scarcely/ Barely … when …: cấu trúc đảo ngữ, chỉ dùng thì quá khứ hoàn thành.
Ví dụ:
- We left Hanoi after we had visited our teacher. (Chúng tôi rời khỏi Hà Nội sau khi đã thăm cô giáo của chúng tôi.)
- Hardly had I gone out when it shined. (Tôi vừa ra ngoài thì trời nắng.)
Thì tương lai hoàn thành (Future perfect tense)
Thì tương lai hoàn thành (Future perfect tense)
Cách dùng trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9:
-
Diễn tả một hành động đã hoàn thành trước một hành động khác hay trước một thời điểm nào trong tương lai.
Cấu trúc:
- Khẳng định: S + will have + P2 + O
- Phủ định: S + will not + have + P2 + O
- Nghi vấn: Will + S + have + P2 + O?
Dấu hiệu nhận biết:
- Xuất hiện các cấu trúc cụm:
- By/ by the end of + thời gian trong tương lai.
- Before + thời gian trong tương lai.
Ví dụ:
-
He will have done his project by the end of this month. (Anh ấy sẽ hoàn thành dự án của anh ấy vào cuối tháng này.)
Cụm động từ (Phrasal verbs)
Cụm động từ trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9
- Đây là một cụm có động từ kết hợp một trạng từ hay một giới từ, hoặc đôi khi là cả hai nhằm tạo thành một động từ mới có nghĩa đặc biệt.
- Một vài cụm động từ có nghĩa rõ ràng, dễ hiểu, do nghĩa của cụm được được dựa trên nghĩa thường dùng của động từ và trạng từ hay giới từ.
- Ví dụ: come in (mời vào)
- Nhưng hầu hết phần lớn các cụm động từ thường mang ý nghĩa mới đặc biệt, khác so với các từ riêng rẽ được hợp thành trong cụm.
Ví dụ: look after (trông nom, quan tâm chăm sóc)
Nắm chắc kiến thức câu điều kiện trong chương trình ngữ pháp tiếng anh lớp 9
Câu điều kiện loại 0
Câu điều kiện loại 0
Cách dùng:
- Diễn tả một sự thật hiển nhiên.
- Dùng để yêu cầu, nhờ giúp đỡ hoặc nhắn nhủ điều gì.
- Diễn tả một thói quen, hành động hay sự việc thường xuyên xảy ra.
Cấu trúc:
- If + S + V/Ves + O, S + V/Ves + O
- Đảo ngữ: Should + S + V-inf, S + V
Lưu ý:
- Mệnh đề chính có thể ở dạng câu mệnh lệnh hoặc yêu cầu.
- “If” có thể đổi thành “when”.
Ví dụ:
- If I get enough sleep, I have more energy. (Nếu tôi ngủ đủ giấc, chắc chắn tôi có nhiều năng lượng.)
- When it’s hot, I usually do not leave the house! (Khi trời nóng, tôi không thường ra khỏi nhà!)
- If you can play Animal Restaurant, teach me how to play. (Nếu bạn có thể chơi Animal Restaurant, hãy dạy tôi cách chơi.)
Câu điều kiện loại 1
Câu điều kiện loại 1
Cách dùng:
- Dự đoán một hành động hay sự việc có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai.
- Dùng đề nghị hoặc gợi ý.
- Để cảnh báo hay đe dọa.
Cấu trúc trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9:
- If + S + V, S + will + V
- Đảo ngữ: Should + S + V-inf, S + will + V
Lưu ý:
- Nhiều trường hợp, “will” có thể được thay thế bằng một số động từ khuyết thiếu (must, should, have to, ought to, can, may).
- Nếu mệnh đề chứa “if” (mệnh đề if) đứng trước mệnh đề chính, cần sử dụng dấu phẩy để ngăn cách 2 mệnh đề.
- Nếu mệnh đề chính đứng trước mệnh đề if, không cần sử dụng dấu phẩy nữa.
- unless = if not. Có thể thay thế If + S + am/is/are/do/does + not + V bằng Unless + S + V.
- Có thể dùng thì hiện tại tiếp diễn hoặc hiện tại hoàn thành trong mệnh đề if.
- Có thể dùng thì tương lai tiếp diễn hoặc tương lai hoàn thành ở mệnh đề chính.
Ví dụ:
- If my baby is happy, she will not cry. (Nếu con của tôi vui vẻ, con bé sẽ không khóc nhè.)
- You’ll fail in Math if you don’t study harder! (Con sẽ không qua môn Toán nếu con không học chăm chỉ hơn!)
- If you want to sing, please sing with me. (Nếu bạn muốn hát, hãy hát với tôi.)
- If I keep studying, I will finish my reporting in 2 hours. (Nếu tôi tiếp tục học, tôi sẽ hoàn thành bài báo cáo sau 2 giờ.)
Câu điều kiện loại 2
Câu điều kiện loại 2
Cách dùng:
- Diễn tả một hành động, sự việc có thể không xảy ra trong tương lai.
- Dùng để khuyên bảo, đề nghị, yêu cầu.
Cấu trúc:
- If + S + V (past simple), S + would/could + V-inf
- Đảo ngữ: Were + S + N/Adj/to V, S + would/could + V-inf
Lưu ý:
- Động từ “to be” (mệnh đề if) ở ngôi nào cũng chia là “were”.
- Trong mệnh đề chính, would/wouldn’t nhằm giả định chung cho một kết quả trái ngược với hiện tại; could/couldn’t để nhấn mạnh giả thiết về khả năng có thể hay không, trái ngược hiện tại.
- Có thể sử dụng các trợ động từ khác trong mệnh đề chính (might, had to, ought to, should).
Ví dụ:
-
If you took that class, you could speak English. (Nếu bạn tham gia lớp học đó, bạn có thể nói tiếng Anh.)
Một số biến thể của mệnh đề if
-
If + S + were + V-ing, S + would/could + V-inf
Ví dụ: If I were studying, I wouldn’t hear what you said. (Nếu tôi đang học, tôi sẽ không thể nghe những gì bạn nói.)
-
If + S + had + P2, S + would/could + V - inf
Ví dụ: If I had had a cake, I wouldn’t get hungry. (Nếu có một cái bánh, tôi sẽ không bị đói.)
Một số biến thể của mệnh đề chính
-
If + S + V (past simple), S + would/could + be + V-ing
Ví dụ: If it were Tuesday, I would be studying at the school. (Nếu hôm nay là thứ Ba, tôi đang học ở trường.)
-
If + S + V (past simple), S + V (past simple)
Ví dụ: If I finished my homework yesterday, I was free today! (Nếu hôm qua tôi hoàn thành xong bài tập thì hôm nay tôi đã rảnh!)
Câu điều kiện loại 3
Câu điều kiện loại 3 trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9
Cách dùng:
-
Diễn tả giả thiết về hành động hay sự việc đã không xảy ra trong quá khứ.
Cấu trúc:
- If + S + had + P2, S + would/could + have + P2
- Đảo ngữ: Had + S + P2, S + would/could + have + P2
Lưu ý:
-
Thường thì cả would và had đều có thể viết tắt là “‘d” trong câu, nhưng nếu “‘d” xuất hiện ở mệnh đề if thì đó là had.
Ví dụ:
- If I hadn’t been sick last Friday, I would have come to your wedding. (Nếu tớ không bị ốm vào thứ Sáu tuần trước, tớ đã đến dự đám cưới của cậu rồi.)
- Maddy wouldn’t have been so rude if she he’d known what could happen. (Maddy sẽ không thô lỗ như thế nếu cô ấy biết điều gì có thể xảy tới.)
Biến thể của mệnh đề if
If + S + had + been + V-ing, S + would/could + have + P2
Ví dụ: If it hadn’t been raining the whole week, I would have finished my work. (Nếu cả tuần không mưa, tôi đã hoàn thành xong công việc rồi.)
Một số biến thể của mệnh đề chính
If + S + had + P2, S + would/could + have + been + V-ing
Ví dụ: If the weather had been better, I would have been playing in the home yard when she arrived. (Nếu thời tiết tốt hơn, tôi đã chơi ở sân nhà khi cô ấy đến.)
If + S + had + P2, S + would/could + V-inf
Ví dụ: If he had followed me, he would be richer now! (Nếu anh ta theo tôi, anh ta đã giàu hơn bây giờ rồi đấy!)
Cấu trúc câu bị động chương trình ngữ pháp tiếng Anh lớp 9
Bảng chuyển câu chủ động sang câu bị động trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9
Thì |
Chủ động |
Bị động |
Hiện tại đơn |
S + V (s/ es) + O |
S + am/ is/ are + P2 |
Hiện tại tiếp diễn |
S + am/ is/ are + V-ing + O |
S + am/ is/ are + being + P2 |
Hiện tại hoàn thành |
S + have/ has + P2 + O |
S + have/ has + been + P2 |
Quá khứ đơn |
S + V (ed/ P2) + O |
S + was/ were + P2 |
Quá khứ tiếp diễn |
S + was/ were + V-ing + O |
S + was/ were + being + P2 |
Quá khứ hoàn thành |
S + had + P2 + O |
S + had + been + P2 |
Tương lai đơn |
S + will + V-inf + O |
S + will + be + P2 |
Tương lai hoàn thành |
S + will + have + P2 +O |
S + will + have + been + P2 |
Động từ khuyết thiếu |
S + ĐTKT + V-inf + o |
S + ĐKT + be + P2 |
Câu bị động đặc biệt
Câu bị động đặc biệt trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9
Cấu trúc:
- Chủ động:
- S (People, they, …) + say/ think/ believe … + that + …
- S (People, they, …) + said/ thought/ believed … + that + …
- Bị động:
- S + is/ am/ are + said/ thought/ believed … + to V …
- S + was/ were + said/ thought/ believed … + to have + V(p2)
Ví dụ:
- 4 is believed to be an unlucky number. (Số 4 được tin là một con số không mấy may mắn.)
- It was thought that she had gone away. (Người ta nghĩ rằng cô ấy đã rời đi rồi.)
Câu bị động với “have”
Câu bị động với “have”
Cấu trúc:
- Chủ động: S + have/ has/ had + s.b + V + s.t + …
- Bị động: S + have/ has/ had + s.t + V(p2) + (by s.b) …
Ví dụ:
-
I had my car repaired yesterday. (Tôi đã sửa chữa chiếc xe ô tô của tôi vào ngày hôm qua.)
Câu bị động với “make”
Câu bị động với “make”
Cấu trúc trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9:
- Chủ động:S + make/ made + s.b + V + s.t + …
- Bị động: S (s.b) + is/ are/ was/ were made + to V + s.t + …
Ví dụ:
-
Lyly was made to do the household chores all day! (Lyly bị bắt phải làm tất cả việc nhà trong cả ngày!)
Câu bị động với “get”
Câu bị động với “get”
Cấu trúc:
- Chủ động: S + get/ gets/ got + s.b + to V + s.t + …
- Bị động: S + get/ gets/ got + s.t + V(p2) + (by s.b) …
Ví dụ:
-
I got my phone repaired last month. (Tôi đã sửa điện thoại của tôi vào tháng trước.)
Câu bị động với “need”
Câu bị động với “need”
Cấu trúc:
- Chủ động: S + need + to V + s.t + …
- Bị động: S (s.t) + need + to be V(p2). → S (s.t) + need + V-ing.
Ví dụ:
- Your hair needs to be cut. (Tóc của bạn cần được cắt bớt.)
- Your hair needs cutting. (Tóc của bạn cần được cắt bớt.)
Cấu trúc câu trực tiếp - gián tiếp trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9
Các dạng câu chuyển gián tiếp
Các dạng câu chuyển gián tiếp trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9
Câu mệnh lệnh, yêu cầu
Cấu trúc:
- “(Don’t) + V + … + (please).”
- “Will/ Would/ Can/ Could + S + (not) + … + (please)?”
- “Would you mind + (not) + V-ing + …?”
→ S + told/ asked/ warned/ begged/ ordered/ reminded + O + (not) to V.
-
“I’d like + …”/ “Can/ Could I have + …?”
→ S + asked (+ O) + for + s.t + …
Ví dụ:
-
“Listen carefully, please!”, the doctor said to us. (“Làm ơn hãy lắng nghe cẩn thận!”, bác sĩ nói với chúng tôi.)
→ The doctor told us to listen carefully. (Bác sĩ nói chúng tôi cần lắng nghe cẩn thận.)
-
“Do not make noise, Alan”, the teacher said. (“Đừng gây tiếng ồn, Alan”, giáo viên nói.)
→ The teacher ordered Alan not to make noise. (Giáo viên yêu cầu Alan không gây ra tiếng ồn.)
-
In the coffee shop, the man said: “I’d like a cup of coffee”. (Trong tiệm cà phê, người đàn ông nói: “Tôi muốn một tách cà phê”.)
→ The man asked for a cup of coffee. (Người đàn ông muốn một tách cà phê.)
Lời khuyên
Cấu trúc:
- “S + should (not)/ ought (not) to/ had better (not) + V + …”
- “Why don’t you + V + …”
- “If I were you, I would + V + …”
→ S1 + said + (to + O) + that + S2 + should + V + …
→ S + advised/ encouraged + O + to V + …
Ví dụ:
-
“You should write faster!”, the teacher said. (“Em nên viết nhanh hơn!”, cô giáo nói.)
→ The teacher said that I should write faster. (Cô giáo nói rằng tôi nên viết nhanh hơn.)
→ The teacher advised me to write faster. (Cô giáo nói rằng tôi nên viết nhanh hơn.)
Câu trần thuật
Cấu trúc:
-
“S + V(s/ es/ ed/ p1/ p2) + …”
→ S + said + that + S + V (lùi thì) + …
Ví dụ:
-
“I will have an important exam tomorrow.”, he said. (“Tôi sẽ có một bài kiểm tra quan trọng vào ngày mai”, anh ấy nói.)
→ He said that he would have an important exam the next day. (Anh ấy nói rằng anh ấy có một bài kiểm tra quan trọng vào ngày hôm sau.)
Câu hỏi Yes/ No questions
Cấu trúc:
-
“Trợ động từ + S + V + …?”
→ S1 + asked + O + if/ whether + S2 (O) + V (lùi thì) + …
Ví dụ:
-
“Do you like Minzy?”, Erik said to Phuc. (“Bạn có thích Minzy không?”, Erik hỏi Phúc.)
→ Erik asked Phuc if/ whether he liked Minzy. (Erik hỏi Phúc liệu anh ấy có thích Minzy không.)
“Wh-” questions
Cấu trúc:
-
“Wh- + trợ động từ + S + V + …?”
→ S1 + asked + O + wh- + S2 (O) + V (lùi thì) + …
Ví dụ:
-
“Where will you go tomorrow?”, my mother said. (“Ngày mai con sẽ đi đến đâu?”, mẹ tôi hỏi.)
→ My mother asked me where I would go the next day. (Mẹ tôi hỏi tôi rằng tôi sẽ đi đâu vào ngày mai.)
Lời mời
Cấu trúc:
-
“Would you like + Noun/ to V + …?”
→ S + invited + O + to V + …
Ví dụ:
-
“Would you like to go to the cinema?”, Lan said to Mai. (“Bạn có muốn đến rạp chiếu phim không?”, Lan hỏi Mai.)
→ Lan invited Mai to go to the cinema.(Lan mời Mai đi đến rạp chiếu phim.)
Lời gợi ý
Cấu trúc:
- “Let’s + V + …!”
- “Shall we + V + …?”
- “What/ How about + V-ing/ N + …?
- “Why don’t we/ you + V + …?”
- “Let’s + V + …!”/ “Shall we + V + …?”/ “”What/ How about + V-ing/ N + …?”/ “Why don’t we + V + …?” (nếu chủ ngữ tham gia vào hoạt động)
→ S + suggested + V-ing + …
-
“Why don’t you + V + …?” (nếu chủ ngữ không tham gia vào hoạt động, chỉ gợi ý)
→ S1 + suggested + that + S2 + should + V + …
-
“I’ll + V + … + if you like.”/ “Shall/ Can/ Could I + V + …?”/ “Would you like me + to V + …?”
→ S + offered + to V + … + if you like.
Ví dụ:
-
“Let’s go to the backyard!”. The girl said. (“Hãy đến sân sau!”. Cô gái nói.)
→ The girl suggested going to the back yard. (Cô gái đề nghị đi đến sân sau.)
-
“Why don’t you go out?”, Mina said to Lina. (“Sao bạn không đi ra ngoài?”, Mina hỏi Lina.)
→ Mina suggested that Lina should go out. (Mina đề nghị rằng Lina nên đi ra ngoài.)
-
“I’ll do the laundry for you if you want”, she said. (“Tôi sẽ giặt đồ cho bạn nếu bạn muốn”, cô ấy nói.)
→ She offered to do the laundry for me if I wanted. (Cô ấy đề nghị rằng cô ấy sẽ giặt đồ cho tôi nếu tôi muốn.)
Câu cảm thán
Cấu trúc:
- “What + (a/ an) + adj + N!”
- “How + adj + S + V!”
→ S1 + exclaimed + that + S2 + V/ be (lùi thì) + …
Ví dụ:
-
“What a lovely pencil!”, the baby said. (“Thật là một cái bút chì dễ thương!”, em bé nói.)
→ The baby exclaimed that the pencil was lovely. (Em bé cảm thán rằng cái bút chì rất đáng yêu.)
Lời nhắc nhở
Cấu trúc:
-
Chứa “remember”.
→ “Don’t forget …” + S + reminded + s.b + to V + …
Ví dụ:
-
He said to me, “don’t forget to lock the door”. (Anh ấy nói với tôi, “đừng quên khóa cửa”.)
→ He reminded me to lock the door. (Anh ấy nhắc tôi khóa cửa.)
Sự đồng tình trong quan điểm
Cấu trúc:
-
Chứa “all right/ yes/ of course/ …”.
→ S + agreed + to V …
Ví dụ:
-
“Of course, I’ll marry you!”, she said. (“Đương nhiên rồi, em sẽ cưới anh!”, cô ấy nói.)
→ She agreed to marry me. (Cô ấy đồng ý kết hôn với tôi.)
Câu trực tiếp diễn tả điều mong muốn
Cấu trúc:
-
Chứa “would like/ wish/ …”
→ S + wanted + O + to V + …
Ví dụ:
-
“I’d like you to be a good person”. The teacher said. (“Cô muốn em trở thành một người tốt”. Cô giáo nói.)
→ The teacher wanted me to be a good person. (Cô giáo muốn tôi trở thành một người tốt.)
Câu từ chối
Cấu trúc:
-
S + refused + to V + …
Ví dụ:
-
“No, I don’t want to go with you”. Lan said. (“Không, tôi không muốn đi với bạn.” Lan nói.)
→ Lan refused to go with me. (Lan từ chối đi với tôi.)
Câu hứa
Cấu trúc:
-
S + promised to V + …
Ví dụ:
-
“I’ll buy a cupcake for you on Sunday.” Minh said. (“Tớ sẽ mua cho cậu một chiếc cupcake vào ngày Chủ nhật.” Minh nói.)
→ Minh promised to buy me a cupcake on Sunday. (Minh hứa sẽ mua cho tôi một chiếc cupcake vào ngày Chủ nhật.)
Câu cảm ơn
Cấu trúc:
-
S + thanked (+ O) (for + V-ing/ s.t) + …
Ví dụ:
-
“It was nice of you to help me, thank you my bro!”, Tom said to Lam. (“Thật tuyệt khi bạn đã giúp tôi, cảm ơn người anh em!”, Tom nói với Lâm.)
→ Tom thanked Lam for helping him. (Tom cảm ơn Lâm vì đã giúp anh ấy.)
Câu xin lỗi
Cấu trúc:
-
S + apologized (+ to O) + for (+ not) + (V-ing/ s.t) + …
Ví dụ:
-
“I’m so sorry, I’m late!”, Pam said. (“Tôi rất xin lỗi, tôi đã tới muộn!”, Pam nói.)
→ Pam apologized for being late. (Pam xin lỗi vì đã tới trễ.)
Câu chúc mừng
Cấu trúc:
-
S + congratulated + O + on + V-ing/ s.t + …
Ví dụ:
-
Jennifer said, “I heard you passed the interview. Congratulations!” (Jennifer nói, “tôi nghe nói rằng bạn đã vượt qua vòng phỏng vấn. Xin chúc mừng!”)
→ Jennifer congratulated me on passing the interview. (Jennifer chúc mừng tôi đã vượt qua vòng phỏng vấn.)
Câu thể hiện niềm mơ ước
Cấu trúc:
-
S + dreamed + of + V-ing/ s.t + …
Ví dụ:
-
“I really want to be a singer”, Lucy said. (“Tôi thật sự muốn trở thành một ca sĩ”, Lucy nói.)
→ Lucy dreamed of being a singer. (Lucy mơ mộng trở thành một ca sĩ.)
Một số hình thức kết hợp trong câu gián tiếp
Một số hình thức kết hợp trong câu gián tiếp trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9
Ví dụ:
-
He said, “Can you play the piano?” and I said “No, I can not”. (Anh ấy nói, “bạn có thể chơi piano không?” và tôi nói “không, tôi không thể”.)
→ He asked me if I could play the piano and I said that I couldn’t. (Anh ấy hỏi tôi liệu tôi có thể chơi piano không, và tôi nói là tôi không thể.)
-
“I’m going to the book shop. Can I get you something or not?”, my younger sister said. (“Em đang đi tới hiệu sách. Em có cần mua gì cho chị không?”, em gái tôi nói.)
→ My younger sister said that she was going to the book shop and asked if she could get me anything.
Một số lưu ý về việc không đổi thì của động từ trong câu gián tiếp
Một số lưu ý không đổi thì của động từ
- Không đổi thì khi động từ ở mệnh đề giới thiệu dùng ở thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, tương lai đơn.
- Không đổi thì khi câu nói trực tiếp thể hiện một chân lý, một hành động lặp lại thường xuyên nhiều lần.
- Không đổi thì nếu trong lúc tường thuật, mốc thời gian được đưa ra trong lời gián tiếp vẫn chưa trôi qua.
- Không thay đổi thì của mệnh đề sau “wish”/ “it’s (high/ about) time”/ “would rather/ would sooner”.
- Không thay đổi thì của mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian trong câu phức có thì quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn.
Cách lùi thì đúng trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9
Thì trong câu trực tiếp |
Thì trong câu gián tiếp |
Hiện tại đơn |
Quá khứ đơn |
Hiện tại tiếp diễn |
Quá khứ tiếp diễn |
Hiện tại hoàn thành |
Quá khứ hoàn thành |
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn |
Quá khứ hoàn thành tiếp diễn |
Quá khứ đơn |
Quá khứ hoàn thành |
Quá khứ hoàn thành |
Không đổi |
Tương lai đơn |
Would |
Is/ am/ are going to do |
Was/ were going to do |
Can/ may/ must |
Could/ might/ had to |
Cách đổi trạng ngữ chỉ thời gian trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9
Câu trực tiếp |
Câu gián tiếp |
Today/ tonight |
That day/ that night |
Yesterday |
The day before/ the previous day |
Last month/ night/ … |
The month before/ the previous month/ night … |
Tomorrow |
The following day/ the next day |
This month |
That month |
The day before yesterday |
Two days before |
The day after tomorrow |
In two days’ time |
Next month/ week … |
The month after/ the following month/ week |
Here |
There |
Now |
Then |
Ago |
Before |
This |
That |
These |
Those |
Cấu trúc câu điều ước trong chương trình ngữ pháp tiếng Anh lớp 9
Điều ước ở hiện tại
Câu điều ước ở hiện tại
Chức năng:
-
Dùng diễn đạt mong ước của ai về điều gì đó không có thật, không thể xảy ra, không thể thực hiện ở hiện tại.
Cấu trúc:
- Động từ to be: S1 + wish(es) + S2 + were (not) + …
- Động từ thường: S1 + wish(es) + S2 + V (quá khứ)/ didn’t + V +...
Ví dụ:
- Koda wishes he were a rich person. (Koda ước rằng anh ấy là một người giàu có.)
- Lizzy wishes she had a billion dollars. (Lizzy ước rằng cô ấy có một tỷ đô-la.)
Điều ước ở tương lai
Câu điều ước ở tương lai
Chức năng trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9:
-
Diễn tả mong muốn điều gì sẽ xảy đến, hoặc muốn ai làm điều gì.
Cấu trúc:
- Động từ to be: S1 + wish(es) + S2 + would/ could/ should (+ not) + be + …
- Động từ thường: S1 + wish(es) + S2 + would/ could/ should (+ not) + V + …
Ví dụ:
-
I wish you could come back again… (Tôi ước bạn có thể trở lại lần nữa.)
Điều ước ở quá khứ
Câu điều ước ở quá khứ
Chức năng:
- Diễn tả mong ước điều gì đã xảy ra trong quá khứ.
- Là sự hối tiếc về điều gì đã không xảy ra.
Cấu trúc:
- Động từ to be: S + wish(es) + S + had (+ not) + been + …
- Động từ thường: S + wish(es) + S + had (+ not) + V-ed/ p2 + …
Lưu ý:
-
Có thể thay S + wish(es) bằng If only/ would rather that (giá như/ thích hơn).
Ví dụ:
-
I wish he had not gone. (Tớ ước anh ấy đã không rời đi.)
Cấu trúc câu so sánh
Câu so sánh trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9
Các tính từ và trạng từ trong câu so sánh
Tính từ và trạng từ ngắn
Xác định:
- Là tính từ hay trạng từ có một âm tiết. (thin, long, tall, small, fast, slow, …)
- Là tính từ hay trạng từ có hai âm tiết, kết thúc là “y/ ow/ er/ et/ el”. (noisy, quiet, clever, …)
Tính từ và trạng từ dài
Xác định:
-
Là tính từ hay trạng từ có hai âm tiết trở lên, không kết thúc bằng “y/ ow/ er/ et/ el”. (beautiful, difficult, different, …)
Lưu ý:
-
Có một số tính từ hai âm tiết, vừa là tính từ ngắn, vừa là tính từ dài. (common, polite, …)
So sánh hơn (Comparative)
So sánh hơn
Cách dùng trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9:
-
So sánh hai người, vật, hiện tượng.
Cấu trúc với tính từ - trạng từ ngắn
Cấu trúc: S + V + adj/ adv -er + than + N/pronoun
Lưu ý:
- Đối với tính từ hoặc trạng từ kết thúc bằng “e”, chỉ thêm đuôi “r”.
- Đối với tính từ hoặc trạng từ kết thúc bằng 1 nguyên âm và 1 phụ âm, cần gấp đôi phụ âm cuối.
- Đối với các tính từ kết thúc bằng “y” thì chuyển đuôi thành “i” rồi thêm đuôi “er”.
- Đối với tính từ có hai âm tiết, có kết thúc bằng “y/ ow/ er/ et/ el”, cần chia theo công thức so sánh hơn với tính từ ngắn.
- Một số trạng từ chỉ có một âm tiết nhưng vẫn chia theo công thức so sánh hơn đối với trạng từ ngắn.
Ví dụ:
- My dog is smaller than her cat. (Con chó của tôi nhỏ hơn con mèo của cô ấy.)
- He drives faster than me. (Anh ấy lái nhanh hơn tôi.)
Cấu trúc với tính từ - trạng từ dài
Cấu trúc:
-
S + V + more + adj/ adv + than + N/pronoun
Ví dụ:
-
Kerry is more intelligent than me. (Kerry thông minh hơn tôi.)
Bảng tính từ so sánh bất quy tắc trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9
Tính từ/ trạng từ |
So sánh hơn |
Nghĩa |
Good/ well |
Better |
Tốt hơn |
Bad/ badly |
Worse |
Tệ hơn |
Little |
Less |
Ít hơn |
Much/ many |
More |
Nhiều hơn |
Far |
Farther/ further |
Xa hơn |
Các trạng từ bổ nghĩa cho cấu trúc so sánh hơn
Một số trạng từ được dùng để bổ nghĩa cho cấu trúc so sánh hơn:
- Much
- Far
- A bit/ a little
- A lot
Ví dụ:
-
This sofa is much bigger than that sofa. (Cái ghế sô-pha này to hơn rất nhiều so với cái ghế sô-pha đó.)
So sánh hơn nhất (Superlative)
So sánh hơn nhất trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9
Cấu trúc với tính từ - trạng từ ngắn
Cấu trúc: S + V + the + adj/ adv -est
Ví dụ:
-
Lan Anh is the tallest in our class. (Lan Anh là người cao nhất trong lớp chúng tôi.)
Cấu trúc với tính từ - trạng từ dài
Cấu trúc:
-
S + V + the + most + adj/adv
Ví dụ:
-
Alexandra is the most selfish person I have ever known. (Alexandra là người ích kỷ nhất mà tôi biết.)
Bảng tính từ so sánh bất quy tắc
Tính từ/ trạng từ |
So sánh nhất |
Nghĩa |
Good/ well |
The best |
Tốt nhất |
Bad/ badly |
The worst |
Tệ nhất |
Many/ much |
The most |
(Nhiều) nhất |
Little |
The least |
Ít nhất |
Far |
The farthest/ the furthest |
(Xa/ rộng) hơn |
Old |
The oldest/ the eldest |
(Lớn/ nhỏ) tuổi hơn |
So sánh bằng
So sánh bằng
Cấu trúc trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9:
- S1 + V + as + adj/ adv + as + S2 + auxiliary V
- S1 + V + as + adj/ adv + as + O/ N/ pronoun
Ví dụ:
- He is as thin as I am/ He is as thin as me. (Anh ấy gầy như tôi.)
- Your hair is as long as my hair/ Your hair is as long as mine. (Tóc bạn dài bằng tóc tôi.)
So sánh kép (Cấu trúc “càng ngày càng”)
So sánh kép
Đối với tính từ - trạng từ ngắn
Cấu trúc: S + adj/ adv -er and S + adj/ adv -er
Ví dụ:
- My baby is taller and taller. (Em bé của tôi ngày càng cao.)
- She studies harder and harder. (Cô ấy học càng ngày càng chăm chỉ.)
Đối với tính từ - trạng từ dài
Cấu trúc: More and more + adj/ adv
Ví dụ: This film is more and more boring. (Bộ phim này càng ngày càng chán.)
So sánh gấp bội
So sánh gấp bội
Cấu trúc: Số lần (twice/ three times/ …) + many/ much/ adj/ adv + as + O/ N/ pronoun
Ví dụ: Quynh works three times as hard as her brother. (Quỳnh làm việc chăm chỉ gấp ba so với anh trai của cô ấy.)
So sánh kém hơn
So sánh kém hơn trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9
Cách dùng:So sánh hai người, vật, hiện tượng.
Đối với cấu trúc dùng tính từ hay trạng từ
Cấu trúc: S + V + less + adj/ adv + than + N/ pronoun = S + V + not as + adj/ adv + as + N/ pronoun
Ví dụ:
- This manga is less interesting than that book. (Cuốn manga này kém thú vị hơn cuốn sách đó.)
- This manga is not as interesting as that book. (Cuốn manga này không thú vị bằng cuốn sách đó.)
Đối với cấu trúc dùng danh từ
Cấu trúc với danh từ đếm được: S + V + fewer + plural N + than + N/ pronoun
Ví dụ:
-
I bought fewer dresses than my younger sister. (Tôi đã mua ít váy hơn em gái tôi.)
Cấu trúc với danh từ không đếm được:
-
S + V + less + uncountable N + than + N/ pronoun/ clause
Ví dụ:
-
I bought less sugar than Hien. (Tôi mua ít đường hơn Hiền.)
Cấu trúc dùng “Suggest”
Cấu trúc sử dụng “suggest”
Cách dùng trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9: Đưa ra một lời đề xuất hay ý kiến.
Lưu ý: Sau “suggest” không dùng “to + V”.
Cấu trúc “Suggest” với danh từ hoặc cụm danh từ
Cấu trúc:
-
S + suggest + N/N phrase (tân ngữ)
Ví dụ: I suggest some Cola with hamburger for our lunch. (Tôi đề nghị một ít coca với ham-bơ-gơ cho bữa trưa của chúng ta.) -
S + suggest + s.t + to + s.b
Ví dụ: Can you suggest a good English song to her? (Bạn có thể đề xuất một bài hát tiếng Anh hay cho cô ấy không?)
Cấu trúc “Suggest” với mệnh đề “that”
Cấu trúc:
-
S + suggest + that + S + (should) + V-bare
Ví dụ:
- I suggest that we should go swimming next week. (Tôi đề nghị chúng ta nên đi bơi vào tuần sau.)
- My father suggested that I take more rest. (Bố tôi khuyên rằng tôi nên nghỉ ngơi nhiều hơn.)
Cấu trúc “Suggest” cùng V-ing
Cấu trúc: S + suggest + V-ing + O
Lưu ý: Chỉ một hành động gợi ý nhưng không nhắc rõ người thực hiện là ai.
Ví dụ:
- My brother suggest going to the gym twice a week. (Anh trai tôi đề nghị đến phòng gym hai lần một tuần.)
- She suggest going to the coffee shop to study. (Cô ấy đề nghị đi đến tiệm cà phê để học bài.)
Cấu trúc “Used to”
Cấu trúc “Used to”
Cách dùng:
- Chỉ thói quen từng có trong quá khứ.
- Chỉ các sự việc đã diễn ra trong quá khứ, không còn ở hiện tại.
Cấu trúc: S + used to + V + O
Ví dụ:
-
I used to be an introverted person. (Tôi đã từng là một người hướng nội.)
Cấu trúc “Be used to”
Cấu trúc “Be used to” trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9
Cách dùng: Chỉ thói quen, kinh nghiệm đã thực hiện nhiều lần và thành thạo.
Cấu trúc: S + be used to + V-ing/ N
Ví dụ: I’m used to writing about my day. (Tôi thường có thói quen viết về một ngày của tôi.)
Cấu trúc “Get used to”
Cấu trúc “Get used to”
Cách dùng: Diễn tả một ai đó đang dần dần quen với một vấn đề, một sự việc nào.
Cấu trúc: S + get used to + V-ing/N
Ví dụ: You will find it strange at first, but you will soon get used to them. (Em sẽ thấy lạ vào lúc đầu, nhưng rồi em sẽ quen với chúng thôi.)
Cấu trúc “So/ such … that” (quá … đến nỗi)
Cấu trúc “So/ such … that”
Cách dùng: Dùng cảm thán một sự vật, sự việc, người nào.
Cấu trúc “So … that”
Cấu trúc với tính từ
Cấu trúc: S + to be + so + adj + that + S + V
Ví dụ:
-
I was so tired that I couldn’t finish my work. (Tôi đã quá mệt đến nỗi không thể hoàn thành công việc.)
Cấu trúc với trạng từ
Cấu trúc: S + V + so + adv + that + S + V
Ví dụ:
-
The driver drove so quickly that no one could caught him up. (Tài xế lái quá nhanh đến nỗi chẳng một ai có thể bắt kịp anh ta.)
Cấu trúc với động từ (chỉ tri giác)
Cấu trúc: S + (feel/ seem/ taste/ sound/ look/ smell) + so + adj + that + S + V
Ví dụ:
-
The boss felt so angry that she decided to cancel the meeting. (Bà chủ quá giận dữ đến nỗi mà đã quyết định dừng cuộc họp ngay.)
Cấu trúc với danh từ đếm được số ít
Cấu trúc: S + V + so + adj + countable N + that + S + V
Ví dụ:
-
It was so big a room that all of us could stay in it. (Đó là một căn phòng lớn đến nỗi tất cả chúng tôi có thể ở trong đó.)
Cấu trúc với danh từ đếm được số nhiều
Cấu trúc: S + V + so + many/ few + countable N + that + S + V
Ví dụ:
-
He has so many books that he spends much time reading them. (Anh ấy có quá nhiều sách đến nỗi anh ấy dành rất nhiều thời gian để đọc chúng.)
Cấu trúc với danh từ không đếm được
Cấu trúc: S + V + so + much/ little + uncountable N + that + S + V
Ví dụ:
-
I drank so much juice in the afternoon that I felt really bad. (Tôi đã uống quá nhiều nước ép vào buổi chiều đến nỗi mà tôi cảm thấy rất tệ.)
Lưu ý:
-
Cấu trúc “such … that” có nghĩa tương tự cấu trúc “so … that”, nhưng theo sau “such + adj” cần thêm danh từ.
-
Trong cấu trúc “such … that”, không thêm “a/ an” nếu là danh từ không đếm được.
Cấu trúc “such … that”
-
S + V + such (a/ an) + adj + N + that + S + V
Ví dụ: She is such a good MC that people compliment her a lot. (Cô ấy là một người dẫn chương trình giỏi đến nỗi mọi người khen ngợi cô ấy rất nhiều.)
Cấu trúc “Too … to” (Quá … đến nỗi không thể)
Cấu trúc “Too … to”
Cách dùng:
- Chỉ điều gì đạt quá mức, hay khả năng để làm gì.
- Luôn mang nghĩa phủ định.
Cấu trúc:
-
S + to be + too + adj/adv + (for s.b) + to V + O
Ví dụ:
-
The test was too hard for him to do. (Bài kiểm tra là quá khó đối với em ấy.)
Một số động từ nguyên mẫu có “to” (To infinitive)
Một số động từ nguyên mẫu có “to” trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9
Động từ |
Nghĩa |
Động từ |
Nghĩa |
afford |
có thể/ đủ/ đáp ứng |
care |
quan tâm |
demand |
yêu cầu |
agree |
đồng ý |
cease |
dừng lại |
desire |
mong muốn |
arrange |
sắp xếp |
choose |
lựa chọn |
expect |
mong đợi |
ask |
hỏi |
claim |
đòi hỏi |
fail |
thất bại |
attempt |
cố gắng |
continue |
tiếp tục |
fear |
sợ hãi/ sợ sệt |
bear |
chịu đựng |
decide |
quyết định |
forget |
quên |
beg |
nài nỉ |
deserve |
xứng đáng |
help |
giúp đỡ |
begin |
bắt đầu |
determine |
quyết tâm |
prepare |
chuẩn bị |
hesitate |
do dự |
mean |
có ý định |
promise |
hứa |
hope |
hi vọng |
hate |
ghét |
seem |
dường như |
need |
cần |
propose |
đề xuất |
intend |
dự định |
neglect |
không chú ý |
refuse |
từ chối |
learn |
học |
offer |
biếu/ tặng |
regret |
hối tiếc |
pretend |
giả vờ |
omit |
bỏ sót |
manage |
tự xoay xở/ quản lý |
love |
yêu |
plan |
dự định |
prefer |
thích hơn |
threaten |
đe dọa |
want |
muốn |
Mạo từ A/ An/ The
Mạo từ A/ An/ The
Mạo từ A/ An
Vị trí:
- Trước một phụ âm hoặc một nguyên âm có âm là phụ âm.
- Đứng trước Mr/ Mrs/ Miss + Họ.
- Trước một nguyên âm hoặc một “h” câm hoặc các mẫu kí tự đặc biệt được đọc như một nguyên âm.
- Trước hai mạo từ có hình thức giống nhau ở tất cả các giống.
- Trước một danh từ số ít đếm được hay danh từ làm bổ túc từ.
- Xuất hiện trong các thành ngữ chỉ số lượng nhất định, chỉ giá cả, chỉ tốc tốc độ, chỉ sự cảm thán, …
Ví dụ: a lot (nhiều), 200 kilometres an hour (200km/h), What a pity (đáng tiếc quá)
Mạo từ The
Cách dùng trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9:
-
Dùng cho cả danh từ đếm được và danh từ không đếm được.
Lưu ý: Không dùng mạo từ xác định khi
-
Đứng trước tên quốc gia,tên châu lục, tên núi/ hồ/ đường.
Ví dụ: Europe (châu Âu) -
Khi danh từ không đếm được hoặc danh từ số nhiều dùng theo nghĩa chung nhất, không riêng trường hợp nào.
Ví dụ: I don’t like milk. (Tôi không thích sữa.) -
Đứng trước danh từ trừu tượng (trừ khi danh từ ấy chỉ một trường hợp cá biệt).
Ví dụ: People love life. (Con người yêu sự sống.) -
Đứng sau tính từ sở hữu hoặc sau danh từ sở hữu cách.
Ví dụ: My girlfriend (bạn gái tôi) -
Đứng trước tên gọi của các bữa ăn.
-
Đứng trước các tước hiệu.
Ví dụ: President Smith (tổng thống Smith) -
Trong các trường hợp chỉ sở thích, đến bằng phương tiện nào đó, thời điểm chung chung, hướng di chuyển, chơi gì đó …
Ví dụ: Come by bus (Đến bằng xe bus); In winter (Vào mùa đông)
Danh động từ (Gerund)
Danh động từ (Gerund)
Danh động từ theo sau một số động từ
Danh động từ |
Nghĩa |
Danh động từ |
Nghĩa |
Admit |
thừa nhận |
Anticipate |
mong ngóng |
Avoid |
né tránh |
Appreciate |
tán thành |
Consider |
xem xét, cân nhắc |
Delay |
trì hoãn |
Deny |
từ chối |
Detest/ Hate |
ghét |
Dislike |
không thích |
Dread |
sợ hãi |
Enjoy |
thích thú |
Escape |
trốn, thoát |
Excuse |
thứ lỗi |
Fancy |
mê đắm |
Finish |
hoàn thành |
Forgive |
thứ tha |
Like |
thích |
Love |
yêu |
Imagine |
tưởng tượng |
Involve |
dính líu |
Keep |
giữ, tiếp tục |
Mind |
phiền |
Miss |
bỏ lỡ/ nhớ nhung |
Mention |
đề cập |
Pardon |
tha thứ |
Prevent |
ngăn ngừa |
Practice |
thực hành |
Postpone |
hoãn lại |
Quit |
từ bỏ/ thoát |
Recollect |
nhớ lại |
Resent |
căm hận |
Recall |
gợi nhớ |
Resume |
cho rằng |
Resist |
kháng cự/ ngăn cản |
Risk |
mạo hiểm |
Remember |
nhớ |
Forget |
quên |
Suggest |
gợi ý |
Stop |
dừng lại |
Begin/ Start |
bắt đầu |
Understand |
hiểu |
Discuss |
thảo luận |
Chú ý:
- “excuse/ forgive/ pardon/ prevent” không trực tiếp theo sau bởi danh động từ mà theo sau bởi.
- Possessive adj/ pronoun + gerund hoặc pronoun + preposition + gerund
- “appreciate” thường theo sau bởi tính từ sở hữu hoặc danh động từ ở dạng bị động.
Ví dụ: Forgive me ringing you up so lately. (Hãy quên việc tôi tôi đánh thức bạn quá muộn.)
Common phrasal verbs + V-ing (Sau một số cụm động từ)
carry on, end up, give up, go round, keep on, put off, set about, …
Expression + V-ing (Một số thành ngữ theo sau bởi V-ing)
- have fun/ a good time + V-ing: vui vẻ
- have trouble/ difficulty + V-ing: gặp rắc rối
- have a hard time/ difficult time + V-ing: khó khăn
spend + time/ money + V-ing (present participle)
Ví dụ: She spends 12 hours sleeping every day. (Cô ấy giành 12 giờ mỗi ngày để ngủ.)
- waste + time/ money + V-ing: lãng phí thời gian/ tiền
- sit + danh từ nơi chốn + V-ing: ngồi đâu đó để làm gì
- stand + danh từ nơi chốn + V-ing: đứng đâu đó để làm gì
- lie + danh từ nơi chốn + V-ing: nằm đâu đó để làm gì
- can’t help = can’t bear = can’t stand = can’t resist: không thể chịu nổi
- it’s no good/ it’s no use: vô ích
- to be busy + V-ing: bận rộn
- to be worth + V-ing: đáng
- be use to = get used to = be accustomed to: quen với
- S + prefer + V-ing + to + V-ing = S + would rather V-inf than V-inf: thích làm gì hơn làm gì
Go + Gerund (Chỉ một hoạt động đặc biệt nào - present participle)
- go fishing: đi câu cá
- go shopping: đi mua sắm
- go camping: đi cắm trại
- go swimming: đi bơi
- go dancing: đi nhảy
- …
Cụm giới từ theo sau bởi V-ing
- complain about: phàn nàn về cái gì
- btalk about: nói về cái gì
- think about: nghĩ về cái gì
- apologize for: xin lỗi vì cái gì
- believe in: tin tưởng vào
- keep s.b from: giữ lấy ai đó
- prevent s.b from: ngăn cản ai đó
- stop s.b from: dừng ai đó
Giới từ + gerund
- be interested in: thích thú
- think about: nghĩ về
- apologize for: xin lỗi về
- insist on: khăng khăng
- talk about: nói về
- instead of: thay vì
- be accustomed to look forward to: mong đợi
- be/ get used to: quen/ thích nghi với
Đại từ nhân xưng
Đại từ nhân xưng trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9
Đại từ nhân xưng chủ ngữ
Cách dùng:
-
Thay thế cho các danh từ, cụm danh từ từng được đề cập đến trước đó.
Vị trí:
-
Đứng đầu câu hay đầu mệnh đề.
Các đại từ nhân xưng chủ ngữ thường gặp:
- I (tôi)
- You (bạn/ các bạn)
- He (anh ấy)
- She (cô ấy)
- It (nó)
- We (chúng tôi)
- They (họ)
- …
Đại từ nhân xưng tân ngữ
Cách dùng:
-
Cũng là đại từ nhân xưng nhưng không được làm chủ ngữ, chỉ được được dùng làm tân ngữ hoặc bổ ngữ.
Vị trí:
-
Đứng sau giới từ hay đứng sau động từ.
Bảng biến đổi đại từ nhân xưng
Đại từ nhân xưng chủ ngữ |
Đại từ nhân xưng tân ngữ |
I (tôi) |
me |
You (bạn/ các bạn) |
you |
We (chúng tôi) |
us |
They (họ) |
them |
He (anh ấy) |
him |
She (cô ấy) |
her |
It (nó) |
it |
Câu đơn, câu ghép, câu phức
Câu đơn, câu ghép, câu phức
Câu đơn
Định nghĩa:
-
Gồm một mệnh đề chính, có một chủ ngữ và một động từ hoặc có thể có hai chủ ngữ (là hai danh từ, nối bằng “and” hay hai động từ vẫn nối bằng “and”).
Ví dụ:
- I went to the cinema yesterday. (Tôi đã đến rạp chiếu phim ngày hôm qua.)
- Mai and Nam are playing badminton. (Mai và Nam đang chơi cầu lông.)
- My sister ate a cupcake and drank juice. (Chị tôi đã ăn cupcake và uống nước ép.)
Câu ghép
Định nghĩa:
- Là câu có hai hay nhiều mệnh đề độc lập về nghĩa.
- Các mệnh đề kết nối bởi một liên từ kết hợp (liên từ đẳng lập) như: and, or, but, so, …
Cấu trúc:
-
Mệnh đề 1 + (,) + liên từ + mệnh đề 2
Lưu ý: Cần sử dụng dấu “,” trước liên từ “so”; còn với các liên từ “and/ or/ but” thì có thể có hoặc không dấu “,”.
Ví dụ:
- I wasn’t hungry, but I ate a lot! (Tớ chẳng đói lắm đâu, nhưng tớ đã ăn nhiều lắm.)
- My daddy does exercise every day, so he looks very strong. (Cha tôi tập thể dục hằng ngày, nên ông ấy trông rất mạnh mẽ khỏe khoắn.)
Các liên từ thường gặp trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9
- And (và): dùng để bổ sung thông tin.
Ví dụ: The Vietnamese eat a lot of banh mi, and they eat a lot of pho too. (Người Việt Nam ăn rất nhiều bánh mì, và họ cũng ăn rất nhiều phở.)
- Or (hoặc): dùng khi có sự lựa chọn.
Ví dụ: You can take this pen, or you can take that pen. (Bạn có thể lấy cái bút này, hoặc bạn có thể lấy cái bút kia.)
- But (nhưng): dùng để nói về hai mệnh đề mang nghĩa đối lập nhau.
Ví dụ: She does not eat too much, but she is still fat. (Cô ấy không ăn nhiều, nhưng cô ấy vẫn mập.)
- So (nên/ vì vậy/ vậy nên): dùng để nói về một kết quả của sự việc được nhắc đến từ trước đó.
Ví dụ: My brother eats healthily, so he is very strong. (Anh trai tôi ăn uống cực lành mạnh, nên anh ấy rất khỏe.)
Câu phức
Định nghĩa:
- Bao gồm một mệnh đề độc lập và ít nhất một mệnh đề phụ thuộc liên kết nhau.
- Hai mệnh đề được nối với nhau bằng dấu “,” hoặc các liên từ phụ thuộc.
Lưu ý:
- Mệnh đề đi liền với liên từ trong câu phức chính là mệnh đề phụ thuộc.
- Nếu mệnh đề phụ thuộc nằm phía trước mệnh đề độc lập thì giữa hai mệnh đề phải có dấu “,”; còn lại thì không cần.
Một số liên từ phụ thuộc thường gặp
Liên từ phụ thuộc |
Nghĩa |
Liên từ phụ thuộc |
Nghĩa |
after |
sau khi |
although |
mặc dù |
as |
bởi/ khi |
as if |
như vậy là |
as long as |
miễn là |
in order to |
để mà |
before |
trước khi |
even if |
mặc dù |
because |
bởi vì |
as though |
như thế là |
so that |
để |
once |
một khi |
even though |
mặc dù |
whereas |
trong khi đó |
if |
nếu |
as soon as |
ngay khi |
unless |
trừ khi |
since |
kể từ khi |
though |
mặc dù |
while |
trong khi |
in case |
phòng khi |
when |
khi |
Ví dụ:
- She always takes time to play with her pet even though she is extremely busy. (Cô ấy luôn dành thời gian để chơi cùng thú cưng của cô ấy, dẫu cô ấy thực sự bận rộn.)
- You should think about saving money from now on if you want to buy an iPhone 15 by yourself. (Bạn nên nghĩ đến việc tiết kiệm tiền ngay từ bây giờ nếu bạn muốn tự mua iPhone 15.)
Kiến thức cần nắm về collocation trong tiếng Anh 9
Collocation là gì?
Định nghĩa:
-
Là một nhóm từ được kết nối với nhau theo đúng thứ tự, luôn xuất hiện cùng nhau và cùng lúc khi nói về một thông tin nào.
Các dạng trong tiếng Anh:
- Adj + N (tính từ + danh từ)
Ví dụ: nice dress, big house, strong bear, …
- N + N (cụm danh từ)
Ví dụ: student report, coffee shop, clothes shop, …
- V + N (động từ + danh từ)
Ví dụ: play football, …
- N + V (danh từ + động từ)
Ví dụ: teams lose, …
- Adv + Adj (trạng từ + tính từ)
Ví dụ: extremely similar, totally different, …
- V + Adv/ phrasal verbs (động từ + trạng từ)
Ví dụ: drive carefully, speak slowly, …
Quantifiers (Từ chỉ định lượng)
Quantifiers - từ chỉ định lượng
Some (một số, một vài)
Cách dùng:
-
Dùng trong câu khẳng định.
Cấu trúc:
- Some + N (đếm được, số nhiều)
Ví dụ: Some pencils are on the chair. (Vài cái bút chì trên ghế.)
- Some + N (không đếm được)
Ví dụ: There is some ink in the inkpot. (Có chút mực trong lọ mực.)
Many/ Much (nhiều)
Cách dùng:
-
Dùng trong câu phủ định hay câu nghi vấn.
Lưu ý:
- “Much” không thường được dùng trong câu khẳng định.
- “Many” có thể sử dụng được trong câu khẳng định.
- Dùng “too much” và “so many” trong các câu khẳng định.
Ví dụ: We spent too much time. (Chúng tôi đã tiêu tốn nhiều thời gian.)
Cấu trúc:
- Many + N (số nhiều)
Ví dụ: There are many dress on the sofa. (Có rất nhiều váy ở trên sô-pha.)
- Much + N (không đếm được)
Ví dụ: We did not spend much money. (Chúng tôi không tiêu nhiều tiền.)
A little (một chút)/ Little (gần như không có gì) trong tiếng Anh 9
Cách dùng:
-
Đều dùng cho danh từ không đếm được.
Lưu ý:
- “A little” có nghĩa là một chút, tuy không nhiều nhưng đủ dùng.
- “Little” mang nghĩa rằng không có gì cả.
Ví dụ:
- I’ve got a little ink in my pen. (Tôi còn một chút mực ở trong bút máy.)
- There is little time! (Chẳng còn mấy thời gian đâu đấy!)
A few (một chút ít)/ Few (một ít, gần như không có)
Cách dùng:
-
Đều dùng được với danh từ đếm được, số nhiều.
Lưu ý:
- “A few” có nghĩa là một vài, chút, không nhiều nhưng đủ dùng.
- “Few” nghĩa là ít, rất ít, như không có gì.
Ví dụ:
- There are a few rooms empty. (Còn vài phòng trống.)
- She has few friends. (Cô ấy có ít bạn bè.)
Most of/ all of/ some of/ many of
Cấu trúc:
- Most/ some/ all/ many + N (số nhiều)
Ví dụ: Some people are very angry. (Một vài người rất tức giận.)
- Most of/ some of/ all of/ many of + the/ his/ your/ my/ this/ those … + N (số nhiều)
Ví dụ: Most of his friends live in Berlin. (Hầu hết các bạn bè của anh ấy đều sống ở Berlin.)
Although/ Though/ Even though/ In spite of/ Despite trong cấu trúc ngữ pháp tiếng anh lớp 9
Cấu trúc về “although/ though/ even though/ in spite of/ despite”
Although/ Though/ Even though
Cách dùng trong ngữ pháp tiếng Anh lớp 9:
-
Đây là những liên từ nối, chỉ sự tương phản, có nghĩa là “mặc dù”.
Cấu trúc:
-
Although/ Though/ Even though + S + V (chia thì)
Lưu ý:
- Các liên từ này có thể đứng ở đầu câu hoặc giữa hai mệnh đề.
- Khi đảo liên từ lên đầu câu, cần dùng dấu phẩy ở sau mệnh đề chính và ngược lại, nếu liên từ ở giữa câu thì không cần dấu phẩy.
- “Although” thường được dùng trong văn viết, mang sắc thái trang trọng.
- “Though” sử dụng nhiều trong văn nói, không quá trang trọng, thường đứng cuối câu.
- “Even though” diễn tả một sự tương phản mạnh mẽ hơn so với hai liên từ cùng nghĩa.
- Một số trường hợp, có thể hiểu “Although”/ “Though” mang nghĩa giống với “but” hay “however” (nhưng/ tuy nhiên).
Ví dụ:
- I walked home by myself although I knew that it was so dangerous. (Tôi đi bộ về nhà một mình, mặc dù tôi biết như thế là rất nguy hiểm.)
- She decided to go though I begged her not to. (Cô ấy đã quyết sẽ rời đi, dẫu tôi đã van xin cô ấy đừng đi.)
- Even though he hasn’t really got the time, he still offered to help me. (Dù anh ấy không có thời gian, nhưng anh ấy vẫn tỏ ý muốn giúp đỡ tôi.)
Inspite of/ Despite
Cách dùng:
-
Đây là những liên từ nối, mang ý nghĩa tương phản, có nghĩa là “mặc dù”.
Cấu trúc:
-
Despite/ In spite of + N/ N-phrase/ V-ing
Lưu ý:
-
Đều có thể đứng ở đầu câu hoặc ở giữa hai mệnh đề.
Ví dụ:
- The round continued despite the rain. (Vòng đấu vẫn tiếp tục dù trời mưa.)
- In spite of his illness, he came to study. (Mặc dù bị ốm, anh ấy vẫn đi học.)
- She arrived late despite leaving in plenty of time, so funny. (Cô ấy đến muộn mặc dù cô ấy có rất nhiều thời gian để di chuyển, thật buồn cười.)
Bài tập luyện tập về các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh lớp 9 (có kèm đáp án)
Bài 1: Chia động từ đúng với thì.
- They often (go) to school by bike.
- Hien always (lose) her key.
- We (be) at hotel last night.
- When the phone rang, I (take) a shower.
- Thinh (go) to Melbourne to travel next month.
- Listen! The birds (sing).
- They (finish) their project by the time their teacher went to their house.
- At this time last night, we (visit) my friends.
- We came back to Korea after (travel) around Europe.
- At 9 AM tomorrow, Yen (go) shopping with his grandma.
Đáp án:
- go
- is losing
- was
- was taking
- will go
- are singing
- had finished
- was visiting
- had travelled
- will be going
Bài 2: Áp dụng kiến thức về cụm động từ, sắp xếp các từ vào vị trí thích hợp.
(come back, deal with, get up, live on, look through, set off)
- Many foreign tourists decided to … to Russia for another holiday.
- When I was a student, I … small allowances from my parents.
- My sister is an early bird. She … at 5 o’clock every day.
- She has … the interview and found nothing interesting.
- They’ll … for Bat Trang village at 8 o’clock and arrive at 10 o’clock.
- The government must now … the preservation of traditional craft villages.
Đáp án:
- come back
- live on
- gets up
- looked through
- set off
- deal with
Bài 3: Chia động từ trong ngoặc, áp dụng kiến thức về câu điều kiện.
- If they (listen) carefully, they might hear the noise.
- Hans could have worked as a basketball player if he (be) taller.
- If you (give) the baby this fork, she’d hurt herself.
- If the dog hides in the box, the rabbit (not/find) it.
- Lan (read) the letter if he went by taxi.
Đáp án:
- listened
- had been
- gave
- won’t find
- would read
Bài 4: Áp dụng kiến thức về câu bị động, chọn đáp án đúng.
1. We can not go along here because the road …
A. is repairing
B. is repaired
C. is being repaired
D. repairs
2. The book I’ve just read … Nguyen Khuyen.
A. was written
B. was written by
C. was written from
D. wrote by
3. I am going to go out and …
A. have cut my hair
B. have my hair cut
C. cut my hair
D. my hair be cut
4. Something funny … in school yesterday.
A. happened
B. was happened
C. happens
D. is happened
5. Many Vietnam automobiles … in Hanoi.
A. manufacture
B. have manufactured
C. are manufactured
D. are manufacturing
Đáp án:
- C
- B
- B
- B
- C
Bài 5: Vận dụng kiến thức về câu trực tiếp - câu gián tiếp, viết lại các câu sau để nghĩa không đổi.
- The teacher said to me, “You should study harder”.
- Mai said, “Let’s go to a clothes shop!”.
- “I didn't break the TV”, Bonnie said.
- “You told a lie!”, she said.
- “I cannot go to your party next Sunday evening, Lynn”, said Oanh.
Đáp án:
- The teacher advised me to study harder.
- Mai suggested going to a clothes shop.
- Bonnie denied breaking the TV.
- She accused me of telling a lie.
- Oanh apologized for not going to Lynn’s party next Sunday evening.
Bài 6: Viết lại câu sao cho nghĩa không đổi, sử dụng kiến thức câu điều ước.
- It was so cold last Wednesday.
- Yen doesn’t take part in playing football with us.
- They had a lot of homework last Sunday.
- I didn’t buy a new dress last week.
- Lien wants to go shopping with her mother now.
Đáp án:
- I wish it hadn’t been so cold last Wednesday.
- I wish Yen had taken part in playing football with us.
- They wish they hadn’t had a lot of homework last Sunday.
- I wish I had bought a new dress last week.
- Lien wishes she could go shopping with her mother now.
Bài 7: Áp dụng kiến thức về câu so sánh, điền vào chỗ trống dạng đúng của từ.
- She is (clever) student in my class.
- It is (good) festival I’ve had.
- This is (boring) film I’ve ever seen.
- He runs (fast) of all.
- Your accent is (good) than mine.
Đáp án:
- the cleverest
- the best
- the most boring
- the fastest
- better
Bài 8: Sử dụng cấu trúc “Used to” để viết lại câu hoàn chỉnh.
- Anna usually stayed up late to watch the movies last month, but now she doesn’t.
- There were some big houses in the city, but now there aren’t any.
- Lily doesn’t live with her boyfriend any more.
- Quan is not a poor man any more, but now he is a famous MC.
- Linh didn’t often go to the supermarket every Saturday last week.
Đáp án:
- Anna used to stay up late to watch the movies.
- There used to be some big houses in the city.
- Lily used to live with her boyfriend.
- Quan used to be a poor man, but now he is a famous MC.
- Linh didn’t use to go to the supermarket every Saturday.
Bài 9: Vận dụng cấu trúc về danh động từ, cho dạng đúng của từ.
- She won’t go by plane. She is afraid of (fly).
- Hanoi is always worth (travel) to.
- Do you mind (open) the windows?
- I suggest (go) to the supermarket this weekend.
- He is very interested in (study) Chinese.
Đáp án:
- flying
- travelling
- opening
- going
- studying
Bài 10: Luyện tập về “collocation”, chọn đáp án đúng để điền vào chỗ trống.
-
He … notice of her behavior towards him.
A. took
B. gave
C. paid
D. made -
They are staying in rented accommodation for the time …
A. being
B. making
C. going
D. doing -
TV … can enjoy various interesting programs by selecting the right channels.
A. seers
B. viewers
C. lookers
D. watchers -
Lanie’s boss doesn’t want her to … a habit of the office phone for personal calls.
A. create
B. increase
C. do
D. make -
It is … knowledge in the village that Mr. and Mrs. White quarrel violently several times a week.
A. usual
B. common
C. complete
D. normal
Đáp án:
- A
- A
- B
- D
- B
Bài viết này đã cung cấp những kiến thức kĩ càng về “ngữ pháp tiếng Anh lớp 9” theo một cách khoa học và hệ thống. Mong rằng các bạn sẽ nắm vững kiến thức và tận dụng hiệu quả trong quá trình chinh phục tiếng Anh. Theo dõi hoctienganhnhanh.vn để học thêm nhiều ngữ pháp hơn nhé!