Critical thinking là gì? Cách rèn luyện và ứng dụng khi học tiếng Anh
Critical thinking (/ˌkrɪtɪkl ˈθɪŋkɪŋ/) trong tiếng Việt nghĩa là tư duy phản biện. Tìm hiểu các kỹ năng cần thiết, vai trò cũng như cách rèn luyện hiệu quả.
Critical thinking hay tư duy phản biện, sẽ giúp chúng ta đưa ra những quyết định sáng suốt hơn trong cuộc sống và công việc. Nó là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết ở thời đại bùng nổ thông tin như bây giờ.
Vậy Critical thinking là gì và làm thế nào để rèn luyện kỹ năng này hiệu quả? Bài viết dưới đây của Học tiếng Anh nhanh sẽ cung cấp cho bạn lời giải đáp tốt cho câu hỏi trên qua bài viết dưới đây
Critical thinking là gì?
Các kĩ năng liên quan đến critical thinking
Critical thinking nghĩa tiếng Việt là tư duy phản biện, thể hiện khả năng phân tích thông tin một cách logic, khách quan để đưa ra quyết định đúng đắn, giúp chúng ta tránh bị lừa dối bởi những thông tin sai lệch.
Ngoài ra, bạn cũng có thể hiểu nghĩa tiếng Anh của critical thinking theo từ điển Oxford nâng cao là : “the process of analysing information in order to make a logical decision about the extent to which you believe something to be true or false”.
Phát âm: Critical thinking có phát âm trong tiếng Anh là /ˌkrɪtɪkl ˈθɪŋkɪŋ/. Bạn có thể học cách đọc thuần Việt dưới đây để dễ dàng hơn:
- /ˌkrɪ/: Phát âm thuần Việt là “Cờ - ri”.
- /tɪkl/: Phát âm thuần Việt là “Ti- cồ”.
- /ˈθɪŋ/: Phát âm thuần Việt là “Thinh”
- /kɪŋ/: Phát âm thuần Việt là “kinh”
Ví dụ:
- The researchers used critical thinking skills to analyze the data and draw meaningful conclusions.(Các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ năng tư duy phản biện để phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận có ý nghĩa)
- The lawyer used critical thinking to assess the evidence presented in court. (Luật sư đã sử dụng tư duy phản biện để đánh giá bằng chứng được trình bày tại tòa án)
- The students were encouraged to engage in critical thinking during the debate. (Học sinh được khuyến khích tham gia tư duy phản biện trong cuộc tranh luận)
Xem thêm: Thesis statement là gì? Cách ăn điểm trong Task 2 Writing
Các kỹ năng cần thiết trong critical thinking (tư duy phản biện)
Dưới đây là những kỹ năng cần thiết trong tư duy phản biện mà bạn có thể cải thiện. Để dễ hiểu hơn, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn qua những ví dụ của một nhà thám hiểm đi kèm.
- Problem-solving (Giải quyết vấn đề): Khi đi lạc đường trong rừng rậm, bạn gặp phải một con sông chắn ngang. Giải quyết vấn đề ở đây là khi bạn tìm ra cách vượt qua con sông, có thể bằng cách chế tạo một chiếc bè từ những cây gỗ trôi nổi hoặc tìm một cây cầu tự nhiên.
- Decision-making (Đưa ra quyết định): Sau khi tìm được nhiều cách vượt sông, bạn phải đưa ra quyết định lựa chọn phương án nào phù hợp nhất. Bạn sẽ cân nhắc các yếu tố như độ an toàn, thời gian, và khả năng thành công của từng phương án. Quyết định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc hành trình của bạn.
- Creativity (Sáng tạo): Khi đối mặt với một bức tranh trừu tượng, một người sáng tạo có thể nhìn thấy những hình dạng, màu sắc, và cảm xúc mà người khác không thể nhận ra. Họ có thể viết một bài thơ, sáng tác một bản nhạc, hoặc kể một câu chuyện dựa trên bức tranh đó.
- Self-improvement (Tự cải thiện): Bạn sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm, tìm hiểu thêm về các kỹ năng sinh tồn, và trang bị cho mình những kiến thức mới sau những buổi phiêu lưu. Điều này giúp bạn trở thành một nhà thám hiểm tài năng hơn trong những chuyến đi tiếp theo.
- Effective communication (Giao tiếp hiệu quả): Sau khi đi thám hiểm về, bạn sẽ vẽ một bản đồ chi tiết về khu rừng, mô tả các con đường, địa hình, và những điều thú vị bạn đã khám phá. Việc giao tiếp rõ ràng sẽ giúp người khác hiểu rõ hơn về cuộc hành trình của bạn.
- Open-mindedness(Cởi mở): Bạn đang đứng trước một bức tranh trừu tượng. Một người sẽ cho rằng đó là một đống vết màu vô nghĩa, trong khi người khác lại tìm thấy cả một câu chuyện sâu sắc. Tính cởi mở giúp bạn sẵn sàng khám phá những góc nhìn đa dạng như vậy.
- Analysis(Phân tích): Bạn đang phải phân tích từng manh mối nhỏ để tìm ra kho báu ẩn giấu. Bằng cách phân tích thông tin một cách kỹ lưỡng, bạn sẽ loại bỏ được những yếu tố không đáng tin cậy và đi đến kết luận chính xác.
- Interpretation(Diễn đạt): Sau khi đã có những mảnh ghép, bạn sẽ cố gắng ghép chúng lại thành một bức tranh hoàn chỉnh. Việc diễn giải giúp bạn hiểu rõ hơn ý nghĩa đằng sau những thông tin đó.
Vai trò của critical thinking (tư duy phản biện) trong tiếng Anh
Kỹ năng Critical thinking đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống cũng như việc học tiếng Anh hàng ngày. Dưới đây là những lý do để giải thích cho điều đó:
- Giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về ngôn ngữ: Khi học tiếng Anh, bạn không chỉ học ngữ pháp và từ vựng mà còn phải biết cách sử dụng chúng trong các ngữ cảnh khác nhau. Kỹ năng này giúp bạn phân tích cách sử dụng ngôn ngữ, đánh giá độ tin cậy của thông tin và hiểu được ý đồ của người nói hoặc người viết.
- Phát triển khả năng giao tiếp hiệu quả: Critical thinking giúp bạn có thể diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng và logic. Nó cũng giúp bạn lắng nghe người khác một cách cởi mở và tiếp thu ý kiến của họ một cách khách quan.
- Nâng cao khả năng học tập: Tư duy phản biện sẽ giúp bạn tiếp cận kiến thức một cách chủ động và hiệu quả hơn. Bạn có thể tự mình đánh giá thông tin, đặt câu hỏi và tìm kiếm lời giải đáp cho các vấn đề.
Cách rèn luyện kỹ năng critical thinking khi học tiếng Anh
Có rất nhiều cách để rèn luyện kỹ năng Critical thinking (tư duy phản biện) khi học tiếng Anh, bao gồm:
- Đọc sách và báo tiếng Anh: Khi đọc sách và báo tiếng Anh, hãy chú ý phân tích cách sử dụng ngôn ngữ, đánh giá độ tin cậy của thông tin và đặt câu hỏi về nội dung bài viết.
- Xem phim và nghe nhạc tiếng Anh: Khi xem phim và nghe nhạc tiếng Anh, hãy chú ý cách sử dụng ngôn ngữ trong các ngữ cảnh khác nhau, phân tích ý đồ của người nói hoặc người viết và đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Tham gia thảo luận và tranh luận: Tham gia thảo luận và tranh luận bằng tiếng Anh là một cách tuyệt vời để rèn luyện kỹ năng Critical thinking. Bạn có thể tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh hoặc tham gia các diễn đàn trực tuyến để thảo luận về các chủ đề quan tâm.
Xem thêm: IELTS Mock Test là gì? Cách đăng ký thi tại British Council
Từ vựng liên quan khi sử dụng kỹ năng critical thinking
Hình ảnh đứa trẻ đang vận dụng critical thinking
Sau khi đã hiểu được critical thinking là gì, hoctienganhnhanh sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về các từ vựng và cụm từ có liên quan đến tư duy phản biện để bạn có thể nắm chắc hơn về nó.
- Critical analysis: Phân tích phản biện.
- Critical evaluation: Đánh giá phản biện.
- Critical thinking process: Quá trình tư duy phản biện.
- Critical thinking problem: Vấn đề tư duy phản biện.
- Critical thinking question: Câu hỏi tư duy phản biện.
- Critical thinking approach: Cách tiếp cận tư duy phản biện.
- Critical thinking framework: Khung tư duy phản biện.
- Critical thinking model: Mô hình tư duy phản biện.
- Critical thinking strategy: Chiến lược tư duy phản biện.
- Critical thinking tool: Công cụ tư duy phản biện.
- Brainstorming: Suy nghĩ sáng tạo.
- Critical review of literature: Đánh giá phản biện tài liệu.
- Comparative analysis: Phân tích so sánh.
- Cost-benefit analysis: Phân tích chi phí - lợi ích.
- Risk assessment: Đánh giá sự rủi ro.
- Needs assessment: Đánh giá các nhu cầu.
- SWOT analysis: Phân tích SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức).
- Debate something: Tranh luận một vấn đề.
- Discussion something: Thảo luận một vấn đề.
- Inquiry: Điều tra.
- Problem-solving: Giải quyết vấn đề.
- Research something: Nghiên cứu.
- Assess something: Đánh giá một vấn đề.
- Argue: Lập luận.
- Bias someone: Thiên vị một ai đó.
- Clarity: Rõ ràng.
- Cognition: Nhận thức.
- Conclusion: Kết luận.
- Credibility: Độ tin cậy.
- Critique: Phê bình.
- Deduce: Suy luận.
- Evidence: Bằng chứng.
- Evaluate: Đánh giá.
- Hypothesis: Giả thuyết.
- Inference: Suy luận.
- Interpret: Giải thích.
- Judgement: Đánh giá.
- Logic: Logic.
- Objectivity: Khách quan.
- Opinion: Ý kiến.
- Perspective: Quan điểm.
- Prejudice: Định kiến.
Mẫu giao tiếp ứng dụng kĩ năng critical thinking (tư duy phản biện)
Hình ảnh minh họa cho xây dựng kỹ năng critical thinking
Sau đây là một đoạn hội thoại tiếng Anh đơn giản có sử dụng các từ vựng ở trên đã được giới thiệu để bạn có thể nắm bắt được cách sử dụng kỹ năng critical thinking hiệu quả ngoài đời thực.
Lan: I'm concerned about the recent increase in crime rates in our neighborhood. What do you think we can do about it? ( Mình lo lắng về tình trạng tỷ lệ tội phạm gia tăng gần đây ở khu phố mình. Bạn nghĩ chúng ta có thể làm gì để giải quyết vấn đề này?)
Minh: I think we should critically analyze the root causes of the problem before suggesting solutions. (Mình nghĩ chúng ta nên phân tích phản biện nguyên nhân gốc rễ của vấn đề trước khi đề xuất giải pháp)
Lan: That's a good point. What do you think are the possible causes?(Đó là một ý hay. Bạn nghĩ những nguyên nhân tiềm ẩn có thể là gì?)
Minh: Well, there could be many factors, such as poverty, unemployment, lack of education, and social inequality. We need to gather evidence and evaluate different perspectives to get a better understanding of the situation.(Chà, có thể có nhiều yếu tố, chẳng hạn như nghèo đói, thất nghiệp, thiếu giáo dục và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần thu thập bằng chứng và đánh giá các quan điểm khác nhau để hiểu rõ hơn về tình hình)
Lan: I agree. Once we have a better understanding of the problem, we can start to brainstorm solutions.(Mình đồng ý. Sau khi hiểu rõ hơn về vấn đề, chúng ta có thể bắt đầu suy nghĩ sáng tạo để tìm ra giải pháp)
Minh: Definitely. Critical thinking and problem-solving skills are essential for making informed decisions and creating a safer community for everyone.(Hoàn toàn chính xác. Kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề là điều cực kỳ cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt và tạo ra một cộng đồng an toàn cho tất cả mọi người)
Vậy là bài viết critical thinking là gì được viết bởi hoctienganhnhanh.vn đã hoàn thành nhằm mục đích giải thích cho bạn nghĩa tiếng Việt cũng như cung cấp thêm các kiến thức khác về từ vựng này.
Nếu như bạn vẫn đang muốn tìm hiểu về các từ vựng tiếng Anh thú vị, ngần ngại gì mà không truy cập ngay vào chuyên mục Tự học tiếng Anh của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết khác nhé.